Search

10.6.14

1984 Một chín tám tư tác giả George Orwell

1984 Một chín tám tư Tiểu thuyết của George Orwell

Một chín tám tư (tựa tiếng Anh là Nineteen Eighty-Four; thường được viết là 1984) là một tiểu thuyết về xã hội giả tưởng thể loại dystopia (dạng sầu bi) của nhà văn Anh George Orwell, xuất bản năm 1949. Quyển sách kể về câu chuyện của Winston Smith và sự biến chất của anh gây nên bởi chế độ chuyên chế mà anh sống.

Cùng với Brave New World của Aldous Huxley, đây là một trong những xã hội giả tưởng dystopia nổi tiếng nhất và thường được trích dẫn nhất trong văn học

Cuốn tiểu thuyết đã được dịch sang 62 thứ tiếng và đã để lại một ấn tượng sâu xa về chính bản thân tiếng Anh nó. Một chín tám tư, thuật ngữ cũng như tác giả của nó đã trở thành ngạn ngữ khi người ta thảo luận về những vấn đề an ninh nhà nước và sự riêng tư cá nhân. Thuật ngữ Orwellian cũng được sử dụng rộng rãi khi mô tả những hành động hoặc tổ chức gợi lại xã hội chuyên chế được dựng lên trong cuốn tiểu thuyết.

Một chín tám tư đã từng có lúc được xem như một sự nguy hiểm về mặt chính trị và cho cách mạng và vì vậy bị cấm bởi nhiều thư viện ở nhiều quốc gia khác nhau, chứ không riêng gì những chính thể chuyên chế.

 

“Kiệt tác, khuất phục và không thể thiếu để hiểu biết lịch sử hiện đại” – New York Times
1984 Một chín tám tư tác giả George Orwell


"Tôi đã phản anh," nàng nói.

"Tôi đã phản em," anh nói.

Nàng lại ghét bỏ liếc nhìn anh.

"Có lúc," nàng nói, "chúng mang dọa mình một thứ — một thứ mình không đương đầu nổi, không dám nghĩ đương đầu với. Rồi mình xin: "Chớ làm thế cho tôi, làm thế cho người khác, làm thế cho người này người nọ." Có thể sau đó, mình ra điều đấy chỉ là một mánh khóe, mình chỉ nói thế để cốt chúng ngưng tay, nhưng thật ra mình không muốn thế. Nhưng không phải vậy. Lúc chuyện xảy ra mình quả muốn thế. Mình cho rằng không có cách tự cứu nguy nào khác, và hoàn toàn sẵn sàng tự giải nguy cách ấy. Mình muốn điều đó xảy ra cho người kia. Mình không màng gì đến sự đau khổ của người ta. Mình chỉ lo cho chính mình thôi."

"Mình chỉ lo cho chính mình thôi," anh lắp lại.

"Và sau đó, tình cảm của mình đối với ngưởi kia không còn như trước nữa."

"Không," anh nói, "tình cảm của mình không còn như trước nữa."



21.5.14

VIẾT CHO CON NHỮNG NGÀY BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG

Phanblogs
Con sinh ra mất gần như tất cả,
Chỉ còn ba và thương cảm của người đời.
Lớn lên con hãy dành nước mắt,
Cho những điều xứng đáng.
Đừng phí phung cho thần tượng hay sùng bái cá nhân.
Nước mắt kia rơi cho những điều giản dị,
Cho đồng bào, cho dân tộc, cho những đời bất hạnh,
Ba mỉn cười, con đã trưởng thành.
12.2012

Ba đã viết những dòng trên khi con chưa đầy tháng, khi thấy những bạn trẻ khóc ngất để chào đón thần tượng từ một nước lạ hoắc. Trong khi chẳng thấy khóc cho những đồng bào bỏ cả tính mạng và tài sản khi đụng phải tàu lạ trên chính vùng biển của cha ông. Có thể với các bạn đó đồng bào, dân tộc là những điều gì đó mơ hồ, lý thuyết sáo rỗng như những trang sách sử trong trường học. Nó không đủ để chạm tới cảm xúc của các bạn như thần tượng với đầy lấp lánh hào quang. Ba nghĩ mình không có trách nhiệm phán xét những điều đó, nhưng ba phải có trách nhiệm hướng con tránh xa những điều hời hợt đó. Và những dòng trên kia là những điều ba muốn nhắn nhủ cho con sau này.

Những ngày này Biển Đông lại dậy sóng, lòng người sục sôi lại muốn viết cho con gái vài điều. Cách đây mấy ngày, ba gọi điện cho chú Tân:

- Chủ nhật đi không mày?
- Đi chứ!
- Vậy đi sớm nhé!

Cuộc nói chuyện giữa hai người đàn ông chỉ ngắn gọn và không đầu không đuôi nhưng cả hai đều hiểu người kia đang nói gì dù chưa từng trao đổi gì trước đó. Để rồi hôm nay ba và con cùng xuống đường hòa vào dòng người cùng một hướng đáp lại tiếng gọi của trái tim khi tổ quốc đang lâm nguy. Những con người cạnh ba con mình hôm nay ba chưa một lần gặp hoặc cũng có thể đã từng va quẹt nhau trong cái cuộc sống hối hả đời thường. Nhưng hôm nay cùng hòa vào nhau để chia sẻ cùng nhau một thứ tình cảm thiêng liêng: tình yêu tổ quốc!

Trong dòng người biểu tình

Hôm nay không chỉ mình con mà còn nhiều anh chị nữa cũng được ba mẹ dẫn đi xuống đường tuần hành. Nhưng thật là hữu duyên khi hai ba con mình gặp được và đi chung với hai cha con một bạn cũng cỡ tuổi con. Có lẽ hai con là hai đứa trẻ nhỏ nhất theo cha đi xuống đường tuần hành. Ở tuổi các con khó để ba có thể giải thích được Trung Quốc là ai, hành động ngang ngược và bỉ ổi họ đang làm. Khó có thể cho các con hiểu thế nào là lòng yêu nước. Ba viết những điều này hi vọng một ngày khi trong con bắt đầu hình thành ý niệm quê hương đất nước, nó giúp con vun đắp cho thứ tình cảm thiêng liêng và thuần khiết có sẵn trong tim, chảy trong máu. Và ba viết cho một ngày đáng nhớ trước ngày con tròn 18 tháng.
Vai cha nặng gánh tương lai

Nhưng ba không viết để dạy cho con bài học phải yêu nước thế nào, con phải tự tìm điều đó cho chính mình. Mỗi người có một cách yêu nước khác nhau nhưng tình cảm cho dân tộc, cho tổ quốc chỉ là một. Tình cảm đó luôn luôn hiện hữu và ẩn chứa trong mỗi con người, mặc dù nó có thể bị che lấp bởi cuộc sống hàng lo toan cơm áo gạo tiền, hay những buồn vui thường nhật. Nhưng khi non sông cất tiếng gọi, nó sẽ trỗi dậy đáp lại và hối thúc. Điều một ngày con sẽ phải học là cảm nhận tình cảm thiêng liêng đó bằng tất cả trái tim của mình, nó sẽ là kim chỉ nam hướng con tới điều đúng đắn. Con sẽ gạt bỏ được sợ hãi, gạt bỏ được những điều mị dân hay sáo rỗng. Con sẽ làm được những điều tương tự như điều hôm nay ba đã làm.

Ba có đủ lý do để bảo bọc con và lẩn trốn sự kiện ngày hôm nay. Nhưng không ba đã không làm thế, cũng như ba đã chọn ròng rã xin "sữa mẹ" cho con tới giờ kể từ ngày mẹ con mất. Ai đó hỏi ba chỉ trả lời ngắn gọn do con dị ứng sữa bột, cũng như hôm nay ai hỏi ba chỉ trả lời không có ai trông con cả. Tất nhiên là đằng sau đó là những điều ba gửi gắm mà đôi khi khó có thể nói được qua vài lời. Cùng con xuống đường tuần hành là ba muốn gieo vào con hạt giống của lòng yêu nước. Cho con trải nghiệm với một điều đặt biệt về cuộc sống, con sẽ quen và không phải vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân như ba từng trải qua khi thực hiện quyền chính trị dân sự của mình.

Và hôm nay con làm ba ngạc nhiên và xúc động khi lần đầu tiên gọi tên của tổ quốc bằng cái giọng ngọng ngịu đang tập nói: Việc... Năm! Bây giờ thì con chưa cảm nhận được ý nghĩa và thiêng liêng của hai từ đó. Rồi một ngày con sẽ cảm nhận được điều đó khi ý thức được rằng mình sẽ là đứa trẻ bất hạnh nhường nào nếu mất nốt người mẹ cuối cùng. Mẹ Tổ Quốc!
Nhận tấm lòng từ bà cụ bán bánh bên đường
Hôm nay có người đã có người hỏi ba: đi làm gì, giải quyết được gì?
Ba đã trả lời: tại sao lại hỏi đi làm gì, giải quyết được gì? Đơn giản là xuống đường để chia sẻ tình cảm của mình với tổ quốc, để được đi cùng những người mà trong cuộc sống chưa một lần gặp, nay đứng bên nhau nhìn về một hướng. Để thấy mình không cô đơn, để giải toả sự phẫn uất của một công dân khi chủ quyền bị chà đạp. Thứ tình cảm đó nó thiêng liêng từ trong máu mủ và ko vụ lợi thì tại sao phải hỏi quá nhiều phải không con!
Những người đầu tiên


nguồn : google search