Search

31.5.16

Tu bụi tác giả Trần Kiêm Đoàn

Tu bụi tác giả Trần Kiêm Đoàn

Tu bụi tác giả Trần Kiêm Đoàn

Tu bụi tác giả Trần Kiêm Đoàn


Chiều hôm gần tối trước ngày hẹn của trận đấu Trí Hải vẫn còn trải lòng với cỏ cây trong rừng. Khi quảy bao than lên vai, khác với những lần trước, người đốt than đi chậm lại như có ý chờ Trí Hải cùng về. Trí Hải bước theo. Trên con đường rừng gập ghềnh nhá nhem tối, chẳng ai nói với ai lời nào. Chỉ có tiếng lạo xạo khô khan của bước chân trên đường sỏi đá là tâm đắc chuyện trò không ngớt. Ánh đèn xóm đêm đã thấy xa xa. Người đốt than lên tiếng trước làm vỡ sự tĩnh mịch của buổi chiều trên đường vắng:
- Lý do nào khiến quý hữu vào rừng? Trí Hải trả lời thành thật:
- Tôi muốn được yên tĩnh.
- Bị đời khuấy động lắm sao?
- Không hẳn thế. Nhưng có lẽ sự khuấy động dấy lên từ trong lòng mình.
- Thất tình, thất bại, thất sủng?
- Chẳng vướng “thất” nào cả.
- Vào rừng được gì?
- Được cái trống không.
- Cho ai?
- Cho một cuộc cờ sắp đến.
- Hiểu rồi! Cuộc đối thoại thân tình nhưng nhấm nhẳn giữa hai người bỗng rơi vào lặng im. Lời nói không luôn luôn là phương tiện tốt nhất để chuyên chở ý nghĩ làm cho người ta hiểu nhau rõ hơn. Qua bến đò khi sắp chia tay, người đốt than đột ngột hô lên:
- Pháo 2 bình 5! Đi...! Trí Hải phản ứng một cách ngỡ ngàng:
- Bác tiều cũng biết đánh cờ mù sao?
- Mời đi! Sự thôi thúc như ra lệnh của người đốt than khiến Trí Hải phản ứng theo quán tính:
- Mã 8 tiến 7.
- Mã 2 tiến 3.
- Xe 9 bình 8.
- Xe 1 bình 2.
- Tốt 7 tiến 1.
- Chỉ đến thế thôi à?
- ?!
- Bị dính chặt với những thế cờ đã cũ thì có khác gì mượn cánh vịt đồng mà đòi bay vào vùng trời Đâu Suất! Sau câu nói của người đốt than, hai người lại im lặng đi cho đến khi về đến khu đồng bằng dân cư. Trí Hải hỏi:
- Làm sao để tiến xa hơn?
- Tìm cái mới!
- Cái mới từ đâu?
- Từ trong cái cũ nhưng thoát ly cái cũ.
- Bằng cách nào?
- Đừng dính mắc! 

 Hai người lặng lẽ chia tay không một lời chào từ biệt. Cái giao tình bên ngoài có vẻ nhạt thếch. Quân tử chi giao đạm nhược thủy... Trí Hải về dinh ngủ một giấc say sưa cho đến khi có tiếng gà gáy sáng. Lại tiếng gà tỉnh thức giữa dòng định mệnh trôi theo đường xuôi nẻo ngược. Trí Hải lẩm bẩm trong đêm vắng một mình: “Đừng dính mắc!” Ánh trăng chiếu muôn phương, tiếng gà vang xa khắp nẻo vì không bị vướng vào giới hạn giữa ta với người; không dính mắc vào những sản phẩm của tạo hóa bày ra đã cũ. Rồi trong dòng suy tưởng, cả 32 quân cờ xao xác tìm nhau. 

Không có bên này Sở hà, bên kia Hán giới. Không có bên nầy pháo quá giang, xa tuẩn hà; bên kia bình phong mã, đấm tốt, bình pháo đổi xe. Những thế cờ đối công phản kích dính chùm giữa cuộc binh đao không lối thoát phải được hóa giải để đi tìm một con đường mới. Những quân cờ phải ra trận, phải đấu nhau như bánh xe phải lăn trên đường cái là chuyện tất nhiên. Không ai sắm những quân cờ để làm hoa trang trí cả. Nhưng quân cờ phải đi theo đường bay tâm trí của hai đối thủ quyết đấu sống chết đang ở giữa cuộc cờ. Làm sao “đừng dính mắc” giữa hai gọng kềm đối kháng mới chính là xương sống của hồi chung cục mà Trí Hải đang miên man nghĩ đến cho một cuộc cờ trước mắt.

24.5.16

Tổng thống Mỹ và Nam quốc sơn hà

Phanblogs Ông Obama đem đến cho chúng ta MỘT MÓN QUÀ rất có giá trị.

Đó là lời nhắn nhủ:

"Anh người Việt ơi, chị người Việt ơi, đừng trông mong nữa, không ai và không quốc gia nào, dù hùng mạnh tới đâu, có thể đem đến cho anh chị quyền con người, tự do, dân chủ, minh bạch, môi trường trong sạch.

Đó là những thứ anh chị phải đòi, phải làm, phải xây dựng mới có.

Chúng không bao giờ tự xuất hiện đâu. Đừng trông đợi vô lý và vô ích.

Chính những tiếng hô bạo dạn, những bước chân hăm hở của anh chị trên đường phố Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang những ngày qua mới có thể làm chứng rằng chúng đang tồn tại.

Nam Quốc Sơn Hà

Được tin quân Thanh sang xâm lược nước ta, để tỏ rõ quyết tâm giữ nước, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế hiệu là Quang Trung, truyền hịch:

Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ.

[...]




Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó ngựa xe tan tác

Đánh cho nó manh giáp chẳng còn

Đánh cho nó biết nước Nam anh hùng có chủ.

Bốn câu thơ trên đã nói lên quyết tâm đánh giặc để bảo vệ độc lập dân tộc, giữ gìn nền văn hoá và những phong tục tập quán lâu đời của nhân dân, đồng thời nói lên quyết tâm đánh tiêu diệt khiến cho quân giặc mảnh giáp không còn, không một chiếc xe nào trở về, để cho chúng biết nước Nam anh hùng là có chủ.

Món quà lưu niệm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi tặng Tổng thống Mỹ Obama.



món quà lưu niệm là biểu tượng của văn hóa Việt Nam, chứa đựng thông điệp Việt Nam có bề dày lịch sử. Rồng Việt là biểu tượng của sự cao quý, sức sống vĩnh hằng và sức mạnh vũ trụ. Suốt chiều dài lịch sử, hình ảnh con rồng luôn gắn với các triều đại từ Ngô, Lý, Trần, Lê Sơ, Mạc, Hậu Lê, Nguyễn.

"Rồng thời Lý không chỉ mang ý nghĩa chính trị - biểu trưng cho quyền lực mà còn có sự độc đáo riêng không lẫn với bất cứ hình tượng rồng nào"