Search

5.12.18

Châu chấu đỏ tác giả Mạc Ngôn

Phanblogs Theo đánh giá của các nhà phê bình văn học Trung Quốc, bộ ba tác phẩm đã làm nên “hiện tượng Mạc Ngôn” hay còn gọi là “Mạc Ngôn tam hồng” trên văn đàn nước này bao gồm “Cao lương đỏ”, “Củ cải đỏ trong suốt” và “Châu chấu đỏ”. Trong bộ ba tác phẩm này, người ta thấy một Mạc Ngôn với phong cách kể chuyện nặng nề, u ám, với những câu chuyện thật đến trần trụi về bản chất con người, những dục vọng, đố kỵ nhiều khi nằm ngoài tầm kiểm soát.

“Châu chấu đỏ” là tập hợp những câu chuyện lặt vặt mà nhân vật chính hồi tưởng lại về những gì mình từng trải qua hoặc từng chứng kiến. Đó có thể là một vị giáo sư Đại học có vẻ ngoài đạo mạo, đáng kính khi đứng trên bục giảng nhưng những bí mật trong cuộc đời ông lại là một sự sa đọa về đạo đức. Đó có thể là cặp vợ chồng dù đã căm ghét nhau nhưng vẫn cố gắng sống chung dưới một mái nhà để rồi người chồng luôn luôn say xỉn và người vợ luôn ngoại tình. Những câu chuyện phản ánh một Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển mình với nhiều thói xấu hoành hành trong cuộc sống nơi phồn hoa đô hội, cùng lúc đó, những hủ tục cùng sự đói nghèo đang làm xơ xác những miền quê xa xôi hẻo lánh.
- Cuối cùng, người đàn bà ấy đã bị ai giết chết?
- Chuyện này không thể nói rõ ràng được, chỉ có hai anh em ông ấy biết mà thôi. Nếu không phải là ông Tứ giết thì cũng là ông Cửu giết bà ấy thôi. Mấy mươi năm rồi nhưng không ai có gan hỏi về chuyện ấy.
Châu chấu đỏ tác giả Mạc Ngôn
Châu chấu đỏ tác giả Mạc Ngôn

- Chuyện ông Tứ và ông Cửu cầm súng đuổi bắn nhau đùng đoàng là vào lúc nào?
- Chính là ngày người đàn bà ấy bị giết. Hai anh em chửi nhau một trận, người thì chửi “đ. mẹ nhà mày”, người thì chửi “ỉa vào mặt tổ tông nhà ngươi”! Kỳ thực là hai ông ấy đều do một mẹ sinh ra, cũng chẳng có hai ông tổ khác nhau!
- Họ bắn nhau chí tử như vậy, sao lại không có ai bị thương?
- Bị thương thế nào được! Dù sao thì cũng là anh em ruột. Ông Tứ đứng trên cầu đá giậm chân, toàn thân run rẩy, mặt mũi chân tay dính đầy bột mì (giống như một con chuột vừa giãy giụa thoát ra khỏi thúng bột mì, chiếc cầu đá rung rung), bắn một viên đạn xuống mặt nước (nước sông bắn lên tung tóe), trừng mắt chửi: Thằng Cửu kia, tao đ. mẹ nhà mày! Toàn thân ông Cửu cũng dính đầy bột mì, trên chiếc áo trắng máu dính dâm dấp, nhảy nhót điên cuồng, cũng bắn một viên xuống sông, chửi: Con c. Tứ kia! Ta ỉa vào mặt tổ tông nhà ngươi! Cứ thế, hai anh em đuổi qua đuổi lại, chửi một câu, bắn một viên và “đuổi nhau” về đến tận giữa làng.
Hình như cả hai đang đùa giỡn nhau.
Nhưng không phải đùa giỡn. Vừa bước vào sân là cả hai đã đâm sầm vào nhau, tay đấm chân đá mồm cắn, súng gõ vào nhau cồm cộp. Cổ ông Cửu bị ông Tứ cắn sứt một miếng thịt, đầu ông Tứ bị nòng súng của ông Cửu gõ một cú thật mạnh tạo thành một lỗ sâu hun hút, máu chảy dầm dề.
- Không có ai can ngăn khuyên giải họ à?
- Ai dám can ngăn? Họ đều có súng trong tay mà. Sau đó thì ông Tứ ngã sóng soài ra đất trông như một con chó chết, ông Cửu cũng không còn đủ sức để đấm đá nữa, thực ra thì ông Cửu đang sợ hãi, hình như ông ấy nghĩ là ông Tứ đã chết.
- Vết thương của ông Tứ không được băng bó lại à?
- Bà Ngũ của cháu vốc một nắm vôi nhét vào vết thương.
- Sau đó thì sao?
- Ba ngày sau, châu chấu từ bờ bắc đã quay lại.

Châu chấu đỏ tác giả Mạc Ngôn TXT


Châu chấu đỏ tác giả Mạc Ngôn DOCX


Châu chấu đỏ tác giả Mạc Ngôn PDF


1.12.18

Chuyển hóa sân hận, Thích nhật từ

Phanblogs Chuyển hóa sân hận, Thích nhật từ Mọi vật trong đời đều bắt đầu từ sự vận hành duyên khởi, tương tác lệ thuộc với nhau theo cách thức hai, ba hay nhiều chiều. Nhìn như vậy giúp đương sự lý giải các vấn đề tường tận hơn, không bao giờ quy trách nhiệm cho một người nào, không đặt vấn đề vị kỷ lên trên, không quy kết đổ lỗi cho người khác, không xem mình là trục xoay của chân lý, còn người khác thì phi chân lý.

Chuyển hóa sân hận, Thích nhật từ
Chuyển hóa sân hận, Thích nhật từ


Quan niệm độc nhất sẽ tạo ra sự đối kháng và loại trừ. Phải thấy sự khác biệt tạo ra tính đa dạng và phong phú. Cũng như

hoa có nhiều loại, mỗi loại một sắc thái. Có hoa màu vàng, đỏ, trắng hoặc vừa vàng vừa đỏ xen kẽ nhau. Nhiều loại hoa khác nhau tạo thành vẻ đẹp cho vườn hoa. Nếu tất cả hoa trong vườn cùng màu trắng hoặc vàng đỏ, xanh thì không tạo thành vẻ đẹp bổ sung. Màu trắng hỗ trợ và làm nổi bật màu đỏ. Màu đỏ làm nổi bật màu vàng. Cứ thế, sự khác nhau lại mang tính bổ sung cho nhau. Hình thù cũng vậy, phải có cao thấp, mập ốm, héo tươi, chính phụ, ánh sáng nhiều và ít. Sự tương phản tự nhiên sẽ tạo ra hệ giá trị đa chiều



CHUYỂN HÓA SÂN HẬN NĂM ẢNH DỤCHUYỂN HÓA SÂN HẬN

Chuyển hóa sân hận, Thích nhật từ
Chuyển hóa sân hận, Thích nhật từ

Trong kinh Pali, đức Phật nêu ra các ảnh dụ nhằm giúp hành giả quán niệm và tu tập chuyển hóa lòng sân hận. Trong các tình huống phải đối diện hay chứng kiến cảnh thương tâm, đau lòng thì hành giả không nên để cho sự sân hận chiếm ngự dòng cảm xúc.

Ảnh dụ cầm vũ khí phá hoại mặt đất. 

Ví như có người ác ý cầm cây xẻng hay lưỡi liềm nói, sẽ làm cho đại địa này không còn là đất nữa. Nói xong, anh ta đào bới và dùng chất nổ phá tung, làm cho mặt đất không còn bằng phẳng, chỗ lồi chỗ lõm. Tàn phá mặt đất xong, anh ta phỉ nhổ nước miếng, tiểu tiện lên mặt đất. Lúc ấy, anh ta ngây ngô nghĩ làm vậy thì mặt đất không còn là mặt đất nữa. Trên thực tế, tình huống và cách thức ứng xử này chỉ làm người sân hận mệt nhoài và có thể bị bệnh tâm thần chứ không giải quyết được gì. Giải quyết theo thói quen đạp đổ, tàn phá chỉ làm vấn đề trở nên rối rắm. Đối tượng thương tổn không ai khác hơn chính bản thân họ. Đất là đất, dù bị tàn phá đất cũng không thể nào biến thành phi đất. Liên tưởng đối tượng ta ghét như là đất.

Ta muốn trả đũa đối tượng đó như cách tàn phá sự màu mỡ của đất nhưng đối tượng đó chưa chắc đã bị tàn phá. Ngược lại, lòng hận thù đã tàn phá mảnh đất tâm của mình rồi. Nói theo Phật, trả đũa đối tượng gắn với lòng sân chỉ là cách biến mình thành nạn nhân của khổ đau.

Ảnh dụ người thợ sơn hư không. 


Giống như một người thợ sơn dùng các loại sơn màu và cây cọ đắt tiền sơn phết lên hư không. Người thợ sơn cố hình dung và tưởng tượng với cây cọ, anh ta có thể tô màu sắc vào không gian và không khí. Người thợ sơn chỉ có thể thành công trong tưởng tượng chứ không thể xảy ra trong thực tế. Trong hận thù, nhiều người muốn làm cho gương mặt đẹp của người bị ghét biến dạng trước quần chúng. Thay vào đó là gương mặt màu đen, màu tím thật ảm đạm bằng sự liên tưởng và tìm cách phỉ nhổ, tô màu, bịa chuyện, chỉ trích người bị ghét. Người sân hận có ảo tưởng đã thành công. Trên thực tế, khi ôm ấp cơn sân hận là tự hành hạ chính mình từng giây từng phút. Hoàn toàn vô ích khi nỗ lực sơn lên không gian vì nước sơn không thể bám vào hư không. Càng nỗ lực sơn thì đối tượng bị dính sơn lại là mặt đất do tình trạng nhỏ giọt của sơn.

Tương tự, kẻ sân hận muốn sơn phết các sắc màu đau khổ lên người y thù ghét, nhưng càng sơn thì sắc màu đau khổ càng bám lên bản thân y mà thôi. Kẻ sơn vào không trung sẽ bị sơn dính nhễu nhão trên thân thể, tay chân y trước nhất. Kẻ bị dính dơ chính là người thợ sơn chứ không phải hư không. Nếu có thể quán niệm kẻ khó ưa hay người mang lại khổ đau là hư không thì không dại gì phết sơn vào hư không.

Vì hư không không có thực thể mà nó vốn được hình thành bởi khoảng cách vật lý giữa các vật thể. Xem người khác là không gian, sẽ thấy các hành động xấu của họ là khoảng trống rỗng chỉ tồn tại nhất thời, không ở mãi với cuộc đời nên không cần tô sơn, phết màu nỗi khổ niềm đau lên người họ.

Ảnh dụ lửa cỏ đun sôi sông Hằng. 


Giống như người đốt bó cỏ khô với ảo giác nghĩ có thể đun sôi nước sông Hằng. Sông Hằng là con sông dài và linh thiêng đối với Ấn Độ giáo. Nước sông Hằng không cùng tận. Một bó cỏ khô chưa chắc đun nóng được ly nước dung lượng 100ml, ấy thế, người ảo tưởng lại mơ

có thể làm nóng con sông lớn. Khi lòng sân khống chế, con người có khuynh hướng sống trên ảo giác, cường điệu hoá trên ảo giác. Do đó, chuyện nhỏ có thể xé thành to. Phần lớn các tình huống trả đũa không mang lại lợi ích gì cho người nóng giận ngoài việc bị tổn thất, hoặc nặng hơn có thể bị điên cuồng do sân si quá độ làm biến dạng cảm xúc.

Chuyển hóa sân hận, Thích nhật từ TXT
Chuyển hóa sân hận, Thích nhật từ DOCX
Chuyển hóa sân hận, Thích nhật từ PDF