Search

25.9.21

LỜI CUỐI CHO MỘT CUỘC TÌNH

LỜI CUỐI CHO MỘT CUỘC TÌNH


Một trong pháp cầu siêu hay nhất của Phật Giáo nguyên thủy, do chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bày ra, Ngài dạy cho mình, rất tiếc hôm nay tôi không hề được nghe ở những buổi cầu siêu. Mặc dầu Đức Phật không bao giờ Ngài chủ trương cầu siêu, nhưng mà thật ra Ngài có hướng dẫn người ta cầu siêu rất hay. Mà tôi rất thấy làm lạ là Phật tử Việt Nam không hề biết đến chuyện đó.

Ngài có một người bà con là người chú họ đến hỏi Ngài: 
- Bạch Thế Tôn, nếu mà phải chăm sóc một người thân lúc sắp chết thì chúng con phải làm gì cho đúng tinh thần của một Phật tử, tinh thần Chánh Pháp ?

Đức Phật dạy hãy đến bên cha mẹ người thân và nói thế này : 
- Việc nhà đã có người lo. Chết không phải là kết thúc mà nó là sự bắt đầu. Cái tấm thân này chỉ là một chén đất đã mẻ, cũ. Người có công đức bỏ nó đi để kiếm một cái bát bằng vàng ở chỗ khác. Nó bây giờ đã già và đã xấu, nó đã đau đớn, nó đã nhăn nheo thế này mà tiếc gì nữa. Tại sao không nghĩ đến một chỗ khác tốt hơn. Cõi nhân loại này nó mệt mỏi lắm, hãy nghĩ đến các cõi trời, ở đó không có đau không có bệnh, không có hờn giận, không có sợ hãi, không có đấu tranh, không có máu lệ, có điều kiện tu học tốt hơn. Nhưng hễ còn tái sanh thì còn khổ, ở cõi nào đi nữa thì cũng có lúc quay về chỗ khổ nhất, cho nên hãy nghĩ đến tam tướng, nghĩ đến sự lìa bỏ cái ngũ uẫn để đừng có tái sanh nữa, đừng mong đợi tái sanh nữa mà hãy tác ý đến Niết-bàn.
Nhưng mà cách tốt nhất là giúp nhau sống buông bỏ và giúp nhau chết thanh thản thoải mái. Đó là điều tôi muốn nhắc nhở.



Nếu các vị hỏi tôi hộ niệm cho mẹ tôi, tôi phải làm sao ? Tôi nói rõ, tôi sẽ hỏi mẹ tôi trước, (nếu mẹ mê rồi thì thôi không nói) nhưng nếu mẹ còn tỉnh tôi sẽ hỏi :
- Mẹ muốn nghe gì hay là nằm nghỉ, mẹ giữ chánh niệm, thở ra biết thở ra, thở vào biết thở vào, đừng nghĩ gì hết, hít sâu thở chậm, hít sâu thở chậm.
Còn nếu mẹ tôi muốn nghe thì tôi sẽ hỏi thêm :
- Mẹ muốn nghe nói hay là mẹ muốn nghe tụng. Nếu mẹ muốn nghe tụng thì con sẽ mời quí sư tụng, còn mẹ muốn nghe nói thì mẹ muốn nghe ai nói. Nghe con nói hay người khác nói. 
Nếu mẹ tôi nói sư nói đi, thì tôi sẽ nói rất gọn : 
- Mẹ do nghiệp ảo ảnh mà đến đời này, rồi bây giờ cũng do nghiệp ảo ảnh mà đi. Đã nói ảo ảnh thì không có gì sợ, không có gì tiếc nhớ. Mẹ nhớ bây giờ mẹ bình tĩnh là đi ngon lành nhất, con đường thiện chỉ dành cho người tỉnh thức. Bây giờ mẹ nằm nghỉ một chút nhe, bàn tay đây mẹ cầm đi, hít sâu thở chậm không có gì sợ hết, đang bỏ đồ cũ, đang dọn về nhà mới. Lúc nào cũng kế bên, để cho mẹ đi.

Đó là cách mà hộ niệm cho người hấp hối rất là tốt. Mà khổ một nỗi là ngày nay mình không có nói cho người bệnh hiểu, mà mình khoái tụng cho người bệnh nghe. Hai cái này nó khác nhau phải không ? Nói cho họ hiểu nó khác, còn tụng cho họ nghe nó khác. Người ta đang ngáp ngáp mà mà lại tụng ê a Pali bốn li nó không hiểu mà nó ồn thôi, mà tôi còn biết nhiều cái đám bố mẹ đang nằm ngáp ngáp mà con nó bu lại nó khóc. Các vị biết khi mà ra đi trong tiếng khóc của người thân là mình bị hoảng loạn cũng có, mình tiếc thương, người ra đi không đành, không có nên. Mình biết đạo không có hành động kỳ cục như vậy. Mình phải giúp cho họ ra đi thanh thản. Cho nên có nhiều cách để chúng ta giúp nhau. 

Nhưng mà cách tốt nhất là giúp nhau sống buông bỏ và giúp nhau chết thanh thản thoải mái. Đó là điều tôi muốn nhắc nhở.


Sư Giác Nguyên giảng.
Ps: from metta with love.

22.9.21

LỤC ĐẠI CHÂN KINH TỲ KHEO GIÁC NGUYÊN

LỤC ĐẠI CHÂN KINH TỲ KHEO GIÁC NGUYÊN


Chuyện bắt đầu từ một mùa nắng hạn, hoàng tộc hai bên nội ngoại của Thế Tôn giành nhau nguồn nước ít ỏi trên con sông biên giới Rohini nhỏ xíu để dân chúng xứ mình canh tác. Từ cuộc tranh cãi nội bộ giữa đôi ba người lúc đầu, sau đó hai bên đem quân đội ra nói chuyện với nhau. Giữa lúc sắp xảy ra chuyện lớn, đức Phật xuất hiện và hòa giải đôi bên, ngăn được cuộc chiến tương tàn giữa hai phía nội ngoại. 

Nhằm tạ lỗi do đã để Thế  Tôn nhọc công vì mình, mỗi bên nội ngoại của Ngài đã cử 250 thanh niên đi xuất gia đôi hôm như một lời sám hối thành khẩn. Túc duyên giải thoát chín muồi, cả 500 vị tân thọ tỷ kheo đã chứng ngộ quả vị La Hán ngay sau khi nhận Đại giới. Phật đã đem tất cả các vị lên núi Tuyết Sơn, một ngọn trong dãy Himalaya ngày nay, để thầy trò cùng có một đêm lánh mặt nhân gian trong khung cảnh chỉ có tuyết trắng mông lung, trăng vàng vằng vặc.

Ngay đêm đó, kinh Đại Hội (Trường Bộ) ghi rằng thiên chúng trong vô lượng vũ trụ đã rủ nhau về hầu Phật và chiêm ngưỡng thánh chúng La Hán. Đây cũng là một cuộc đại hội thiên chúng mười phương mà đời Phật nào cũng có tối thiểu một lần. Ác ma thiên tử từ cung Tự Tại Thiên tức khắc nhận biết đêm nay sẽ có vô số thiên chúng chứng đạo giải thoát nên đã lập tức dẫn hết ma quân kéo xuống Tuyết Sơn quấy rối đạo tràng.

Phật vì đại bi đã dùng thần lực chú nguyện không một ai trong pháp hội nghe thấy gì sự có mặt của Ác Ma thiên tử và sau khi quán xét căn duyên của thiên chúng trước mặt, Thế Tôn biết rằng tất cả chỉ thích hợp với hình thức thuyết pháp vấn đáp và Ngài đã dùng thần lực tạo ra một vị Hóa Phật (nimmitabuddha) mà về hình thức cũng giống hệt như Ngài với tất cả hảo tướng và uy nghi của một vị Chánh  Đẳng Giác để cùng Ngài thực hiện một buổi vấn đáp về nội dung 6 pháp thoại thích hợp cho 6 căn tánh, tức khuynh hướng tâm lý của tất cả thiên chúng hiện diện. Hai vị cùng ngồi một tòa và thiên  chúng không ai có thể phân biệt được vị nào  là Hóa Phật.

LỤC ĐẠI CHÂN KINH TỲ KHEO GIÁC NGUYÊN



Ta học Phật đều biết rằng chúng sinh trong đời có đông đảo bao nhiêu thì trước sau chỉ nằm gọn trong 6 khuynh hướng tâm lý Dục tánh (tham nhiều), Nộ tánh (sân nhiều), Độn tánh (chậm chạp u tối), Đãng tánh (buông bắt lăng xăng), Mộ tánh (thích tin tưởng nương đổ thần tượng) và Ngộ tánh (thông tuệ, sâu sắc).

Thiên chúng đêm đó trong pháp hội Tuyết Sơn hay tất cả chúng ta bây giờ đều không ai nằm ngoài 6 khuynh hướng tâm lý vừa kể và 6 pháp thoại trong đêm đó dĩ nhiên chỉ là 6 trong hàng ngàn pháp thoại được Thế Tôn nhằm vào căn tánh người nghe mà nói, nhưng riêng 6 kinh này được nhắc đến ở đây chỉ vì hai  lý do là được thuyết giảng trong cùng một dịp và đối tượng của mỗi kinh cũng được xác định.

Độc giả có thể không đồng ý hoặc không hiểu tại sao nhưng đó mới chính là lý do chúng tôi đã giảng và in tập kinh này, ở đây chúng tôi mượn câu nói của Thống Chế nước Pháp Ferdinand Foch (1851-1929): Không vấn đề nào là dễ dàng cả, vì nếu dễ dàng thì nó đã không là vấn đề!

Toại Khanh, mùa Phật Đản năm 2017


LỤC ĐẠI CHÂN KINH TỲ KHEO GIÁC NGUYÊN

XEM THÊM


Tuyển tập Toại Khanh- Sư Giác Nguyên.
LÃNG MINH:Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh.
Đò ơi Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh.
CÀNH VÀ NHÁNH.
Sư Giác Nguyên.
THỦY THƯỢNG PHIÊU.
VỤN VỠ.
TÂM XẢ TATRAMAJJHATTATĀ.
kinh Bàhiya.
KINH ĐẠI DUYÊN.
LỤC ĐẠI CHÂN KINH TỲ KHEO GIÁC NGUYÊN.
Từ Bi Hỷ Xả là gì.
CHUYỆN CON RÙA MÙ VÀ BÀI TOÁN XÁC SUẤT.
GÁNH NẶNG CỦA TƯỞNG UẨN.
BỐN TIÊU CHÍ NÓI CỦA CHƯ PHẬT.
NHƯ LAI KHÔNG TRANH LUẬN VỚI ĐỜI, CHỈ CÓ ĐỜI ....
ĐIỂM TỰA PHÙ DU.
KINH NGƯỜI VỤNG THUYẾT.
ĐOẠN NÀO BUỒN TA BỎ BỚT CHO VUI.
Ganh tị và bỏn xẻn.
PHẬT NIẾT BÀN. .
VI DIỆU PHÁP NHẬP MÔN.




Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.