Search

26.9.23

NẮM

NẮM


NẮM


YAMKINCI SAMUDAYADHAMMAM, SABBANTAM NIRODHADHAMMAM
“Tất Cả Cái Gì Có Sanh Ra Là Phải Mất Đi “. Lời dạy tinh hoa của chư Phật chính là nhắm đến lý tưởng Ly Dục, lìa bỏ Tham Ái. 


Tất cả phàm phu đụng đâu nắm đó, sanh ra trong đống phân thì coi đó là số một, sanh ra trong xác thúi thì coi đó là số một, sanh ra trong ống cống thì coi đó là số một, sanh ra trong đống rác coi đó là số một, sanh làm đại gia coi đó là số một, thậm chí sanh ra trong bà ăn mày thì lớn lên vẫn thấy đời sống đó có cái gì nắm níu. 
Nói chung kẻ phàm phu sanh ra ở đời đụng đâu nắm đó, mình muốn giải thoát thành thánh nhân không còn sanh tử nữa thì chuyện đầu tiên phải nhớ: Mọi thứ do duyên mà có, có rồi phải mất. Tất cả những gì ta có được đều là trạm dừng, không có cái gì đáng để ta đời đời kiếp kiếp nắm níu ghì chặt không buông, vì có tới cả 1001 lý do. 
Ta nắm níu chỉ khổ vì muốn giữ mà giữ không được. Cho dầu ta có giữ được trăm năm nó không mất nhưng có lúc ta bỏ nó ta đi, nó không bỏ ta thì ta cũng phải bỏ nó. 
Mình sanh ra trong một gia đình đại gia, được bố để lại cho mình một toà lâu đài lộng lẫy bên bờ biển tuyệt đẹp, mình ăn học có bằng bác sĩ có vợ có con sống 98 tuổi  99 tuổi thì cũng chết, chưa kể một ông cụ 99, 100 tuổi khi xê dịch trong căn lâu đài đó khổ cỡ nào. Đối với ông cụ lúc đó có người đẩy xe lăn là mừng rồi, nếu chưa bị lẫn. Bởi vì nếu sở hữu căn nhà đối với người trăm tuổi thì nó rất là bẻ bàng, mỉa mai.
Lời dạy tinh hoa của chư Phật chính là nhắm đến lý tưởng ly dục, lìa bỏ tham ái. Lý tưởng ly dục là cao nhất trong tất cả giáo thuyết. 
Dầu cho các vị sống quẫn quanh trong sắc, thinh, khí, vị, xúc của năm trần dục giới, hay là chìm sâu trong thiền định, sắc giới, vô sắc giới, đến tầng cao nhất phi tưởng, phi phi tưởng, dầu có là bác sĩ, kỹ sư, nhà ngôn ngữ học, nhà khảo cổ, nhà văn, nhạc sĩ, nhà thơ ..v..v mà không sống trong lý tưởng ly dục, không có tinh thần ly dục, không nhắm đến cứu cánh ly dục thì đời đời kiếp kiếp cũng quẫn quanh trong Tập đế. 
Niệm Phật là niệm Thế Tôn là số một trong tất cả chúng sanh. Giáo pháp của Thế Tôn là số một trong tất cả giáo pháp. Bởi vì lý tưởng cao nhất của giáo pháp là lý tưởng ly dục. 
Chưa thấy nguy hiểm của tham ái, còn có chỗ nắm níu thì dù có được gì trong chuyện tu hành hay sự nghiệp thế gian thì vẫn còn trong bể khổ. Tại vì một người khi đắc Tu-Đà-Hườn ngay trong phút đầu tiên là vị ấy lập tức có câu này trong đầu của vị Sơ quả : Yamkinci samudayadhammam , sabbantam nirodhadhammam .“Tất Cả Cái Gì Có Sanh Ra Là Phải Mất Đi “. Nó là toàn bộ tinh hoa của Phật pháp của chư Phật ba đời mười phương. 
Sư Giác Nguyên
(Chép lại bài giảng của Sư)
Nguồn ảnh: chủ tịch quỳ xin chủ tịch trả lại công ty.
Ghi chú: 171




Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

24.9.23

QUÁN CHIẾU VỀ QUE DIÊM VÀ NGỌN LỬA

QUÁN CHIẾU VỀ QUE DIÊM VÀ NGỌN LỬA

QUE DIÊM VÀ NGỌN LỬA



Một hôm có người khách vào chùa lễ Phật để cầu pháp giải thoát cho mình.
Sau khi bỏ giày dép bên ngoài, đi vào chánh điện lễ Phật, vị khách chưa biết bữa nay mình sẽ gặp Phương trượng hay ai đó, nhưng việc đầu tiên khi lễ Phật thì khách thấy một vị sư già đang lui cui châm dầu bàn Phật.
Khách nói:
- Con khổ quá thầy ơi, bữa nay con lên chùa để được nghe đạo giải thoát. Con chỉ biết được một điều là đời khổ quá mà không biết làm sao cho bớt khổ, hết khổ.
Sư già đang châm dầu, nghe khách nói vậy, sư làm một động tác làm cho ngọn lửa trên đèn tắt đi, cười và hỏi khách:
- Lúc tôi chưa làm tắt ngọn đèn thì ngọn lửa còn hay mất. Bây giờ đèn tắt rồi ngọn lửa đi về đâu?
Khách đang buồn, nghe sư già hỏi vậy liền trả lời:
- Nó tắt nghĩa là nó không còn nữa, thầy hỏi nó đi về đâu làm sao con biết.
Sư già nói:
- Ông đã lớn tuổi, tóc đã hai màu, một câu đơn giản vậy mà không trả lời được làm sao cầu đạo giải thoát. Tôi hỏi lại nhé, ngọn lửa đó bây giờ đi đâu rồi?
Khách đáp:
- Thầy nói đúng, con đã lớn tuổi rồi nhưng lần đầu tiên phải trả lời câu hỏi như vậy. Con muốn đến chùa nghe đạo, vừa nói xong thì thầy lại hỏi con câu đó, xin thầy trả lời giùm con.
Vị sư già đáp:
•Tôi hỏi ông ngọn lửa đã tắt thì đi về đâu.
Câu trả lời là: “chỉ cần biết trước đó ở đâu nó đến, thì bây giờ ta sẽ biết nó đi về đâu!”
Đối với tôi thì toàn bộ Phật pháp, toàn bộ Tam Tạng, toàn bộ lời dạy của Đức Phật trong suốt 45 năm hoằng pháp độ sinh chỉ gói gọn trong câu trả lời này thôi.
Dĩ nhiên câu chuyện dừng lại ở đó, không kể thêm nữa, chúng ta có thể hiểu rằng ông khách đó sau khi nghe trả lời thì ngộ đạo, cởi mở được niềm đau nỗi khổ và cũng có thể ông khách không hiểu gì hết và câu chuyện này chỉ là cái cớ để đưa câu trả lời này vào thôi.
Tôi không biết trong số đại chúng nghe câu chuyện này có bao nhiêu người ngộ đạo như tôi mong đợi.
Sư già dường như không màng gì đến câu than của khách, chỉ hỏi “Ngọn lửa đi về đâu?”
Và câu trả lời là: “Chỉ cần biết ở đâu nó tới thì biết nó đi về đâu”.
Hội đủ nhân duyên có dầu, có tim, có lửa mồi thì sẽ có ngọn lửa. Khi một trong ba thứ thiếu đi thì thổi hoặc dùng tay phất (trong trường hợp ngại dùng miệng sẽ bất tịnh) thì ngọn lửa tắt đi.
Trong những đền thờ của người Ấn Độ hoặc Hồi Giáo, người ta có phát minh ra dụng cụ có hình dáng giống như cái chuông, có tay cầm, để dành tắt nến.
Trong nhà thờ cũng có sử dụng dụng cụ tắt nến này vì có những cây nến cao to quá không thể dùng tay tắt được. Làm mất đi một phần nhân tố để ngọn lửa cháy được thì ngọn lửa sẽ tắt.
Khi không hội đủ nhân duyên thì ngọn lửa tự động biến mất, đó là câu trả lời đầy đủ nhất và minh triết nhất.
Đó là nghĩa của chữ ‘Nibbāti’, ‘Nibbāna’ (sự tắt mất của ngọn lửa) trong đạo Phật.
Muốn biết một người chứng La-Hán chết rồi đi về đâu thì việc đầu tiên phải biết vì đâu, từ đâu mà ta có sinh tử.



(NhậtKýChépBằngKinh- NewDharmaReaders)
Nguồn video: Làng Mai
ghi chú : 173




Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều