Search

3.2.21

HÃY TỰ MÌNH THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI. CHÁNH NIỆM LÀ GÌ ?

HÃY TỰ MÌNH THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI. CHÁNH NIỆM LÀ GÌ ?


Có nhiều người nghĩ rằng pháp môn chánh niệm đó là tiểu thừa. Làm ơn quí vị lên Internet đánh giùm tôi chữ #Sati #Mindfulness, xem coi bao nhiêu người trên thế giới, bao nhiêu cái đầu kiệt xuất của thế giới đã nói gì về chữ Sati Mindfulness. Tại sao có thêm chữ Sati đằng trước, bởi vì phải có chữ Sati thì Mindfulness mới được nhắc đến như là một pháp tu, còn nếu mình chỉ để chữ Mindfulness mà không có chữ Sati kế bên thì nó sẽ định nghĩa ..v...v theo nghĩa ngoài đời . 

Từ trường đại học Yale, Stanford, Harvard, Cambridge, oxford. Tất cả những trường này họ đều có những công trình nghiên cứu cực kỳ nghiêm túc về cái gọi là #Tứ_Niệm_Xứ. Chỉ riêng dân Việt ta thì cứ Lục Tự Di Đà làm tới, niệm mà không hiểu gì hết. 

Phật pháp trùng trùng, nếu mà quí vị có cái đầu không phải chỉ để đội nón thì quí vị sẽ đặt dấu hỏi ,” Nếu pháp tu chỉ đơn giản là cầu Quán Âm, cầu Địa Tạng, cầu Di Đà, thì xin hỏi suốt bốn mươi mấy năm hoằng pháp Phật nói cái gì ? Mấy tủ Kinh to đùng đó nói cái gì ? Và mấy vị thầy tu uyên thâm bác học được cả một rừng người quỳ lạy trong đầu họ chứa cái gì ? Hay là chỉ chứa những câu niệm đó ? “.
Nếu chỉ đơn giản pháp tu là 6 chữ Lục Tự Di Đà đọc hoài thì thành chánh quả, thì xin hỏi nói một câu hơi phạm thượng “ Có dại lắm mới nghiên cứu kinh điển “. Bởi vì pháp môn đó đã đủ rồi. Các vị có hiểu không ? Các vị đi hỏi Ông Nhất Hạnh Làng Mai, hỏi Ông Thanh Từ. 
Tại sao bao nhiêu cái đầu kiệt xuất nhất thế giới người ta kêu gọi mình hãy sống chánh niệm ? Phải có lý do.


Bao nhiêu vấn đề lớn bé của hành tinh này đều được khởi đi từ sự thiếu kiểm soát của từng người. Tại sao có chửi lộn, đánh lộn, hờn giận, nhớ nhung, yêu đương, ghen tuông ..v..v. Tất cả đều là những giây phút thiếu kiểm soát. Chánh niệm là gì ? Là sống có kiểm soát. Và một điểm khác biệt duy nhất giữa người có học và người không có học đó là khả năng kiểm soát.
Các vị phải đồng ý với tôi một chuyện, trong đời sống này ai có kiểm soát nhiều thì người đó làm chủ thế giới. Thí dụ như một đất nước có khả năng kiểm soát về quân sự, chính trị, ngoại giao. Trong một cơ thể mình nếu Immune system mình nó có khả năng kiểm soát được thì mình khỏe, còn nếu một thứ mà nó bỏ ngỏ thì coi như đi luôn .

Sống chánh niệm có nghĩa là chúng ta đưa mọi thứ vào dòng chảy của kiểm soát. Khi chúng ta không biết Phật pháp, chúng ta sống lan man, sống kiểu bèo dạt mây trôi như chiếc lá trên dòng, sống thiếu kiểm soát là đồng nghĩa với bất trắc, mà bất trắc nó đồng nghĩa với chữ bất tường, khi mình sống có kiểm soát thì luôn luôn đi kèm với ổn định. 

Cho nên pháp môn Tứ Niệm Xứ là một con đường đi rất khoa học. Và từ đó Phật pháp không phải là một tôn giáo. Phật giáo không phải là Religion theo định nghĩa của tự điển.

Phật giáo không giống như Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo. Phật giáo không giống như bao nhiêu thứ giáo khác mà Phật giáo là đạo sống, là lẽ sống, là con đường sống, là cách sống, là kiểu sống.
Phật giáo, Phật pháp không phải là cái gì đó mà chúng ta biết được thì tốt, mà là nên biết và hơn thế nữa đó là phải biết. Vì sao ? The World is what you see. Thế giới này chính là cái gì đó anh thấy. Anh thấy ra làm sao thì cuộc đời nó là như vậy, cách nhìn quyết định kiểu thấy, mình look như thế nào thì mình see như thế ấy. Và đôi khi chúng ta look mà chúng ta không see, bởi vì cách look tào lao. Cho nên thế giới chính là cái gì anh thấy. Và chính Phật giáo dạy cho ta cách nhìn về thế giới .

*Và nhớ một điều, một người Phật tử thứ thiệt có nghiên cứu kinh điển sẽ không hết hồn khi nghe tôi nói câu này : 
Phật pháp thứ thiệt không hề dạy mình đội ai trên đầu mà chỉ đội lẽ phải. Trước khi Phật nhập Niết-bàn Đức Phật có nói “Những Điều Ta Dạy Là Thầy Cho Các Ngươi “
Sư Toại Khanh
( chép lại bài giảng của Sư )

ĐI TÌM Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.

ĐI TÌM
Mỗi người đều có riêng những mong ước, trải nghiệm, sợ hãi và đau khổ. Vì thế, mỗi người đều có những đi tìm riêng. 


Có người đi tìm tình cảm. Có người đi tìm danh, quyền. Có người đi tìm tiền bạc và cũng có người đi tìm cái chết để giải thoát sợ hãi và khổ đau. Có thể thấy: Tất cả đều đi tìm. Đi tìm cho chính mình một cái gì đó mình cho là lành mạnh, hạnh phúc, an bình và tự do. 

Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.


Nhưng, đã bao lâu rồi người ta đi tìm? Người ta đã tìm thấy gì trong đời mình và trong đời sống? 
Người ta tìm thấy tiền bạc, nhưng vẫn đau khổ. 
Người ta tìm thấy danh và quyền, những vẫn không tự do. 
Người ta tìm thấy cái chết nhưng không có hạnh phúc. 
Người ta tìm thấy tình cảm nhưng cũng không vững bền. Đi tìm và đi tìm. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, người ta đi tìm. Người ta tìm được rất nhiều, có được rất nhiều, nhưng tự do, lành mạnh, an bình và hạnh phúc chỉ là những cảm giác thoáng hiện trong giây phút. Sau cảm giác thoả mãn ngắn ngủi đó, sợ hãi, đau khổ, mệt mỏi và cô đơn vẫn nguyên vẹn.

Nguồn: Nhuận Đạt
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2688815468096715&id=100009048631810