Search

23.8.22

PHẬT NIẾT BÀN

CHUYỆN XẢY RA VÀO: RẰM THÁNG TƯ NĂM 544 TRƯỚC CÔNG NGUYÊN TẠI KUSHINAGAR, UTTAR PRADESH, ẤN ĐỘ.

...
Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:
- Này Ananda, chúng ta hãy đi qua bờ bên kia sông Hirannavati, đến ở Kusinàrà - Upavatama - rừng Sàlà của dòng họ Màllà.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Tôn giả Ananda vâng lời Thế Tôn.
Rồi Thế Tôn, cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến bên kia sông Hirannavati, tại Kusinàrà Upavattana, rừng Sàlà của dòng họ Mallà, khi đi đến nơi liền nói với Tôn giả Ananda:
- Này Ananda, hãy trải chỗ nằm, đầu hướng về phía Bắc giữa hai cây sàlà song thọ: này Ananda, Ta nay mệt mỏi, muốn nằm nghỉ.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Tôn giả Ananda vâng lời Thế Tôn, trải chỗ nằm, đầu hướng về phía Bắc giữa hai cây sàlà song thọ. Và Thế Tôn nằm xuống, về phía hông bên phải, như dáng nằm con sư tử, hai chân để lên nhau chánh niệm và giác tỉnh.

2. Lúc bấy giờ, cây sàlà song thọ trổ hoa trái mùa, tràn đầy cành lá. Những đóa hoa này rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường Ngài. Những thiên hoa Mandàrava từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường Ngài. Bột trời chiên đàn từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường Ngài, nhạc trời trên hư không trổi dậy để cúng dường Như Lai. Thiên ca trên hư không vang lên để cúng dường Như Lai.

3. Rồi Như Lai nói với tôn giả Ananda:
-- Này Ananada, các cây sàlà song thọ tự nhiên trổ hoa trái mùa tràn đầy cành lá, những đóa hoa này rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Những thiên hoa Mandàrava từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Bột trời chiên đàn từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Nhạc trời trên hư không trổi dậy để cúng dường Như Lai. Thiên ca trên hư không vang lên để cúng dường Như Lai.
Nhưng, này Ananda, như vậy không phải kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường hay lễ kính Như Lai. Này Ananda, nếu có Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp, hành trì đúng Chánh pháp, thời người ấy kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai với sự cúng dường tối thượng. Do vậy, này Ananda, hãy thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp và hành trì đúng Chánh pháp. Này Ananda, các Người phải học tập như vậy.
...

(Sala Ấn Độ có tên khoa học là Shorea Robusta, thuộc gia đình thực vật Dipterocarpaceae, là cây sinh sản ở vùng Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Miến Điện… Tên shala, shaal hay sal, đến từ tiếng Sanskrit (शाल, śāla, có nghĩa là “nhà”), chỉ ý cây Sala được dùng để dựng nhà.)
(Sala Ấn Độ có tên khoa học là Shorea Robusta, thuộc gia đình thực vật Dipterocarpaceae, là cây sinh sản ở vùng Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Miến Điện… Tên shala, shaal hay sal, đến từ tiếng Sanskrit (शाल, śāla, có nghĩa là “nhà”), chỉ ý cây Sala được dùng để dựng nhà.)



(Kinh Ðại Bát-niết-bàn - Mahàparinibbàna sutta) Phần 5
nguồn ảnh: https://inaturalist.nz/observations/30621411 



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

20.8.22

THẾ NÀO LÀ SỐNG? THẾ NÀO LÀ CHẾT ?

Trong buổi giảng chiều nay tôi đề nghị quí vị hãy định nghĩa lại một số từ ngữ mà hồi đó tới giờ mình hiểu nhầm : Sống và Chết.


Hồi mình chưa biết đạo mình tưởng sống tức là còn hít thở, còn ăn uống còn co duỗi nhúc nhích, động đậy, sinh hoạt, thì đó gọi là sống. Còn chết tức là hết thở, cứng ngắt không còn co duỗi hoạt động nữa, thì gọi là chết.
Nhưng mà theo trong tinh thần Phật pháp là khác. Theo trong kinh Pháp Cú Đức Phật ngài dạy người sống mà không có thiện pháp là đã chết rồi.
Trong kinh có giải thích tại sao người sống mà không có thiện pháp là đã chết như thế này: Chỉ có xác chết nó mới không biết đắn đo ưu tư, cân nhắc, còn cái người sống bất thiện tuy tay chân họ còn nhúc nhích nhưng họ giống xác chết một điểm là họ muốn nói gì họ nói không có cân nhắc, muốn làm gì thì làm họ không có cân nhắc, thì những cái người sống mà không có trí không có nhẫn, không có bi, không có niệm, không có tuệ như vậy đó được gọi là những xác chết chưa có chôn. 
Có nghĩa là mình nói năng hành động và suy tư không có khả năng tự chịu trách nhiệm thì cái người đó được gọi là chết rồi mà chưa có chôn. Và nói một cách khác trong kinh giải thích thêm là trong mỗi một giây phút trôi qua là chúng ta chết rất là nhiều lần.

THẾ NÀO LÀ SỐNG? THẾ NÀO LÀ CHẾT ?



Chết là sao ?


Có nghĩa là đời sống tinh thần và vật chất của mình nó luôn luôn ở trong tình trạng trở thành cái mới.
Chúng ta không phải là cái gì đó đứng yên, mà chúng ta luôn luôn hiện hữu tồn tại có mặt trong đời này theo cái cách của một dòng chảy trên sông. Có nghĩa rằng cách đây một phút chúng ta vui, bây giờ chúng ta có thể buồn, chúng ta có thể giận,cách đây một phút cơ thể chúng ta ở cái tình trạng khác, nhưng bây giờ ở tình trạng khác, vì sao vậy ? Vì nếu cơ thể chúng ta nó không có những thay đổi qua từng phút, thì làm gì trong lỗ tai mình có ráy tai, nếu mà cơ thể mình không thay đổi từng phút thì làm gì thỉnh thoảng mình đi vệ sinh một lần, nó phải thay đổi để nó làm việc chứ, nếu cơ thể chúng ta nó không làm việc nó không thay đổi, thì làm sao mà mồ hôi chúng ta lúc có lúc không. Cho nên tấm thân mỗi người là một nhà máy rất lớn, nó làm việc liên tục, và ở trong giáo lý A Tỳ Đàm nói rằng nó già đi từng phút. Đó là tấm thân sinh lý.
Còn đời sống tâm lý nó còn khôn lường tiến triển mau hơn như vậy nữa. Nghĩa là lúc thiện, lúc ác, lúc buồn, lúc vui, lúc vui, lúc thiện, liên tục và liên tục như vậy.
Ở ngoài đời, lúc đầu chúng ta tưởng giá trị hôn nhân nó nằm ở tờ hôn thú, chiếc nhẫn cưới, có trường hợp nhẫn cưới còn đó, chưa kịp hủy tờ giá thú còn đó chưa kịp xé, hai đứa chưa kịp dắt nhau ra luật sư để mà ly dị, nhưng mà trong lòng hai người đã không còn có nhau nữa, đã bắt đầu đồng sàng dị mộng.
Cho nên ở trong đạo Phật chữ sống và chết hiểu khác đi nhiều lắm và chữ vui buồn cũng vậy và chữ được mất cũng vậy.

Sư Toại Khanh.



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian