Search

19.9.22

KINH ĐẠI KHỔ UẨN (Mahàdukkhakkhanda sutta)

Một người mà không từng nếm qua mùi đời, chưa từng biết qua vị ngọt của cuộc đời khi gặp nó dễ bị đánh gục. Mà người chưa từng nếm qua cái đắng cuộc đời thì họ gặp vị ngọt họ ôm cứng ngắc. 


Mà Đức Phật ngài dạy vị tỳ kheo đối với tất cả các pháp không riêng về cái gì mình phải có khả năng nhìn ngắm ở ba khía cạnh: 

biết thế nào là vị ngọt của nó, 
thế nào là vị đắng của nó 
và biết rõ con đường nào để bỏ nó.
KINH ĐẠI KHỔ UẨN (Mahàdukkhakkhanda sutta)



Đức Phật nói trong đời này chúng sanh giống như con khỉ, và tất cả phiền não, tất cả cảnh trần giống như trái độc, khỉ mà ăn trái độc thì khổ thôi. Cho nên trong thế giới này hạnh phúc chỉ đến với người buông bỏ, chớ không thể đến với người nắm giữ.
Giống như một buổi sáng sớm mình ngồi trong nhà kiếng nhìn ra ngoài thảm cỏ. Mình choàng một áo khoác lông thú, ngồi trong nhà có máy lạnh máy sưởi, có người tình pha cho ly cà phê hoặc ly sữa, mình ngồi ngó ra vườn rất là thơ mộng. Thấy những hạt sương rất là đẹp. Nhưng nếu mình mở cửa, bỏ áo ra ngoài, lạnh ngắt, ướt nhẹp thấy ghê. Nói đại khái, các dục nó là như vậy. 
Cái miếng crystal nó bị bể nhìn thì ok. Phải nói tôi nhìn cái miếng crystal bị bể còn đẹp hơn cái nguyên vẹn nữa. Khi bể nó có nhiều cạnh nhiều phía, nhưng khi mình cầm thì có vấn đề. Nó đau. Hoặc như ở bên VN hồi xưa tôi gặp mấy người collect mấy con bướm họ bắt rồi họ ép. Phải nói là hạnh phúc của thế gian như những con bướm, nó chỉ đẹp khi nó bay thôi. Khi mình muốn chiếm hữu nó, mình mang về thì phấn trong những cái cánh của nó lâu ngày nó teng beng ra. Rồi cái mình của nó mình phải biết cách rút bớt nước ra chớ không thôi đè bẹp nó dơ nó hư con bướm đi. Tức là thiên nhiên để nó thiên nhiên mình ngắm chớ mình nắm giữ thì nó không còn đẹp nữa. Mình là khách vô tư ngồi ngắm con chim bay qua nắng sớm bên cành lá thì đẹp, chớ mình bắt chim bỏ vô lồng thì nó không còn nữa.
Đức Phật nói rằng khi đối với các pháp, đối với năm trần cảnh hay đối với các dục, các sắc pháp mình phải nhìn ngắm nó từ ba khía cạnh: thấy được vị ngọt của nó, thấy được vị đắng của nó và thấy được con đường ra khỏi nó.
...
Trích bài giảng kinh đại khổ uẩn. Sư Giác Nguyên.



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

16.9.22

NẾU KHÔNG LÀM KHÁCH HÀNG GẬT ĐẦU THÌ LÀM KHÁCH HÀNG ĐAU ĐẦU

Facebook Ad_Fatigue (bão hoà nội dung) dịch nôm na sang Tiếng Việt có thể là quảng cáo phiền toái hay độ mệt mỏi của quảng cáo. Điều này xảy ra khi quảng cáo của bạn có tần suất xuất hiện quá lớn, lặp đi lặp lại và khiến khách hàng rơi vào trạng thái ngán ngẩm. 


Facebook Ad_Fatigue (bão hoà nội dung) dịch nôm na sang Tiếng Việt có thể là quảng cáo phiền toái hay độ mệt mỏi của quảng cáo. Điều này xảy ra khi quảng cáo của bạn có tần suất xuất hiện quá lớn, lặp đi lặp lại và khiến khách hàng rơi vào trạng thái ngán ngẩm.


Trong hầu hết trường hợp, khách hàng sẽ rơi vào trạng thái miễn nhiễm với quảng cáo (hay còn gọi là Mù Banner – Banner Blindness) và không thèm tương tác với nó, hoặc tồi tệ hơn, họ nổi khùng lên và có ác cảm với thương hiệu. Dù là trường hợp nào đi nữa thì nó cũng sẽ mang lại những hậu quả nghiêm trọng sau đây.
+ Giảm điểm liên quan Relevance Scrore.
+ Tăng giá quảng cáo, CPM, CPR.
+ Giảm ROAS.
+ Khiến khách hàng trở nên miễn miễm, ác cảm với doanh nghiệp.
+ Điểm Relevance giảm >< CPM, CPR tăng.
+ Frequency tăng >< Số lượt kết quả giảm.
Nhìn vào sự đối lập này, ta thấy rõ ràng một kịch bản: quảng cáo hiển thị quá nhiều khiến khách hàng ngán ngẩm và chẳng ai thèm tương tác. Điều này khiến FB chấm điểm liên quan thấp và phạt bằng cách tăng giá quảng cáo lên. Cùng lúc đó, bạn phải chi trả tiền ad cao nhưng không có ai Inbox mua hàng hay đăng ký, kết quả thu về không cân bằng được với lợi nhuận bỏ ra đầu tư => ROAS giảm.
Xem số điểm Frequency (Tần Suất) xem đang ở mức mấy. Con số tốt nhất theo nhiều người nói là nên ở mức 1.01 -2.99 (nghĩa là 1 người có thể thấy quảng cáo này 1.01 – 2.99 lần). Dĩ nhiên tùy vào mục đích, chẳng hạn như chiến dịch Remarketing, con số này có thể lên đến 4. Nhưng nếu bình thường mà ở mức 4, đặc biệt là 5 thì bạn đang đưa một chân vào Ad Fatigue 
Ghi chú: đối với chiến dịch reMarketing thì tính toán lại ROAS. Nếu nó khả quan thì tiếp tục vít làm khách hàng đau đầu.




Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian