Search

2.9.23

Quái Đàm Chuyện Yêu Quái Và Dị Trùng Nhật Bản Tác giả: Lafcadio Hearn

Quái Đàm Chuyện Yêu Quái Và Dị Trùng Nhật Bản Tác giả: Lafcadio Hearn

Patrick Lafcadio Hearn sinh năm 1850 tại Hy Lạp, lớn lên ở Ireland. Từ thơ ấu đến trưởng thành, cuộc đời ông là những hành trình nối tiếp. Sau khi phiêu bạt qua nhiều xứ sở và lăn lộn ở nhiều công việc khác nhau, ông đến Nhật năm 1890, dạy Văn học Anh tại Đại học Đế quốc Tokyo (nay là Đại học Tokyo) rồi Đại học Waseda, kết hôn với Koizumi Setsu và nhập quốc tịch Nhật Bản, đổi tên thành Koizumi Yakumo. Đã tìm được sự nghiệp và mái ấm, cũng đem lòng yêu thương tha thiết tổ quốc thứ hai, Hearn dành hết phần đời còn lại nghiên cứu về văn hóa Nhật Bản, đồng thời dịch và viết rất nhiều sách để giới thiệu đất nước bí ẩn này với thế giới bên ngoài. Nhờ các tác phẩm của mình, ở Nhật, Hearn được xếp vào hàng ngũ những người có cống hiến lớn lao nhất cho quá trình thúc đẩy tìm hiểu và giao lưu văn hóa Đông-Tây suốt một trăm năm qua. Tuy sợ ma từ bé và nhạy cảm đến độ có lần còn (tưởng mình) trông thấy linh hồn người đã chết, Hearn vẫn luôn dào dạt hứng thú với các câu chuyện có chủ đề yêu dị. Tác phẩm tiêu biểu của ông là Quái đàm, tập hợp những tích truyện ma quỷ nổi bật ở Nhật, đã khơi nguồn cho dòng văn học u linh hiện đại, có ảnh hưởng sâu rộng với văn học và mỹ học thể loại kinh dị tâm linh Nhật Bản nói riêng và châu Á nói chung. 

Quái đàm xuất bản lần đầu năm 1904 với nhan đề Kwaidan: Stories and Studies of Strange Things, phát hành đồng thời tại London và Boston qua NXB Houghton Mifflin. 

Quái Đàm Chuyện Yêu Quái Và Dị Trùng Nhật Bản Tác giả: Lafcadio Hearn


Quái đàm (chuyện lạ về yêu ma) là bản thu hoạch của Hearn sau khi nghiền ngẫm và đúc rút tinh túy từ hàng ngàn câu chuyện thần quái truyền miệng ở Nhật, vốn khâm phục H.C. Andersen, hiểu rõ tầm quan trọng của ngụ ngôn và cổ tích trong văn hóa của một dân tộc, nên giữa bao nhiêu thể loại văn học, Hearn cho rằng truyện dân gian là phù hợp nhất với mục tiêu giới thiệu Nhật Bản ra bên ngoài của mình. Hễ có thời gian, Hearn lại chăm chú nghe vợ và bà con chòm xóm kể những mẩu chuyện ly kì quái dị xưa nay. Sau nhiều năm thu thập, chỉnh lý nhuận sắc, dần dần ông đã gia công thành mấy mươi truyện nhỏ, thâu tóm những sự tích phổ biến nhất. Nhờ gọt giũa, giá trị của các tư liệu dân gian được nâng cao, đá thô nhặt nhạnh nơi làng quê biến thành ngọc sáng. Kết quả là, Quái đàm đã vượt qua hàng ngàn câu chuyện ma mãnh đơn thuần, vươn đến tầm vóc kết tinh của văn học dân gian cổ điển. Trong khi các văn hào phương Tây cùng thời dùng văn chương hiện thực để bóc tách xã hội, thì Hearn lại ngụp lặn trong thế giới linh dị, quan sát nhân sinh qua lăng kính là những cặp mắt yêu quái. Truyện của ông thấm đẫm phong thổ Phù Tang, ngôn từ lồng bóng sông núi thanh tao và tâm hồn bi thương kín đáo của đất nước mặt trời mọc. Quái đàm dung hòa được hiện thực và hư ảo, nhân gian và thần thánh, giữa những con chữ dẫn người ta vào miền bí ẩn huyền diệu nào đó vẫn toát ra niềm cảm khái với thế thái nhân tình.
Không chỉ cô đúc tinh túy của kho tàng văn học dân gian, Quái đàm còn gián tiếp phác họa diện mạo lịch sử Nhật Bản qua một số sự kiện và nhân vật đáng chú ý. Xét thấy, tác phẩm dung hòa được hình thức hiện đại với chất liệu cổ điển, chan chứa mỹ cảm Đông Tây, vừa có giá trị thưởng thức vừa có giá trị kiến thức… nay chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!


Quái Đàm Chuyện Yêu Quái Và Dị Trùng Nhật Bản Tác giả Lafcadio Hearn PDF
Quái Đàm Chuyện Yêu Quái Và Dị Trùng Nhật Bản Tác giả Lafcadio Hearn TXT




Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

1.9.23

HỶ PITI

HỶ PITI

HỶ PITI


...
Trong trường hợp tâm dục giới (Kamavacara citta) (các tâm thuộc lãnh vực giác quan), hỷ xuất hiện với các tâm thường có câu hành hỷ (Somanassa) tức là cảm giác sảng khoái đi kèm. Như vậy, bất kỳ lúc nào có câu hành hỷ hay cảm giác sảng khoái thì cũng có hỷ xuất hiện. 
Hỷ không phải là thọ hỷ, trạng thái và phận sự của hỷ hoàn toàn khác nhau. Hỷ không phải là thọ, tức thọ uẩn nhưng là hành uẩn, ngũ uẩn bao gồm tất cả các sở hữu ngoài trừ thọ và tưởng.
Tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga IV, 100) giải thích: trong giai đoạn hành thiền bước một sự khác biệt giữa thọ lạc tức là lạc (Sukha) được dịch sang tiếng Anh là “bliss” có nghĩa là niềm hạnh phúc vô tận, còn  hỷ được dịch sang tiếng Anh chỉ đơn giản là “Happiness” mà thôi (nghĩa  là hạnh phúc) cả hai đều là các chi thiền. Chúng ta đọc thấy như sau:
Và bất cứ khi nào cả hai điều trên tương ứng với nhau thì hỷ chính là sự hài lòng khi chiếm đoạt được đối tượng hằng mong ước và lạc chính là cảm nhận thực sự đối tượng khi ta đã chiếm được. Khi đã có hỷ dứt khoát cũng sẽ có lạc; nhưng khi đã có lạc thì không nhất thiết đã có hỷ [69]. 
Hỷ bao gồm trong hành uẩn (Saíkhàrakkhandha), lạc bao gồm trong thọ uẩn (Vedanakkhandha). Nếu một người bị kiệt sức trong sa mạc nhìn thấy hoặc nói đến “cây cầu” ở cuối cánh rừng, người này sẽ có hỷ; nếu người đó bước đi vào trong bóng mát rừng rậm và được tận dụng luồng nước mát mẻ, hắn sẽ có được lạc.
Trong trường hợp tâm dục giới: hỷ xuất hiện với các tâm  đi kèm thọ hỷ. Bất kể khi nào ta quan tâm đến đối tượng và thích thú điều đó, chắc chắn chúng ta sẽ có thọ hỷ; trong những trường hợp như vậy không thể có thọ xả hay thọ ưu.
Trong trường hợp tâm bất thiện: hỷ xuất hiện với những tâm tham căn đi kèm với thọ hỷ[70], khi thọ hỷ đi kèm với tâm tham căn nó trở nên mãnh liệt hơn khi đi kèm với thọ xả. 
Hỷ không thể xuất hiện với tâm sân. Khi tâm sân xuất hiện, thì tâm không thích cảnh và rồi hỷ không thể xuất hiện cùng một lúc với tâm sân được. 
Hỷ không thể xuất hiện với tâm si; khi tâm si xuất hiện thì không thể hỷ được.
Trường hợp tâm vô nhân (Ahetuka citta)[71]: Chỉ có hai loại đi kèm với thọ hỷ xuất hiện với hỷ mà thôi. Một loại là tâm quan sát (Santirana-citta), tức là dị thục hay quả thiện xuất hiện và điều nghiên một cảnh[72] và tiếu sanh tâm (Hasituppada-citta), tức là tâm tạo ra nụ cười của vị A-la-hán.[73]
Đối với tâm dục giới tịnh hảo: chỉ có những loại đi kèm với thọ hỷ xuất hiện với hỷ mà thôi.
Hỷ lại còn có một khía cạnh khác: Nó có thể biến thành một Thất giác chi (Bojjhangas enlightenment factor). Như chúng ta đã thấy, các Thất giác chi khác gồm có: Chánh niệm, trạch pháp, tinh tấn, khinh an, định và xả[74].
Hỷ lại có nhiều cường độ khác nhau. Theo Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga IV, 94) và Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì  I Ph IV, ch.I. 115-116) giải thích: có năm loại hỷ. Chúng ta đọc thấy trong Thanh Tịnh Đạo như sau: Tiểu đản hỷ, sát-na hỷ, hải triều hỷ, khinh thăng hỷ, và sung mãn hỷ.
...

Nguồn: TÂM SỞ  (Cetasikas) Môn Tâm lý và Triết học Phật giáo
Nguyên tác: Cetasikas Tác giả: Nina Van Gorkom Dịch giả: Tỳ kheo Thiện Minh
https://www.budsas.org/uni/u-vdp-sht/chuong-11.htm
ghi chú: 133

Có liên quan:


Tuyển tập Toại Khanh- Sư Giác Nguyên.
LÃNG MINH:Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh.
Đò ơi Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh.
CÀNH VÀ NHÁNH.
Sư Giác Nguyên.
THỦY THƯỢNG PHIÊU.
VỤN VỠ.
TÂM XẢ TATRAMAJJHATTATĀ.
kinh Bàhiya.
KINH ĐẠI DUYÊN.
LỤC ĐẠI CHÂN KINH TỲ KHEO GIÁC NGUYÊN.
Từ Bi Hỷ Xả là gì.
CHUYỆN CON RÙA MÙ VÀ BÀI TOÁN XÁC SUẤT.
GÁNH NẶNG CỦA TƯỞNG UẨN.
BỐN TIÊU CHÍ NÓI CỦA CHƯ PHẬT.
NHƯ LAI KHÔNG TRANH LUẬN VỚI ĐỜI, CHỈ CÓ ĐỜI ....
ĐIỂM TỰA PHÙ DU.
KINH NGƯỜI VỤNG THUYẾT.
ĐOẠN NÀO BUỒN TA BỎ BỚT CHO VUI.
Ganh tị và bỏn xẻn.
PHẬT NIẾT BÀN. .
VI DIỆU PHÁP NHẬP MÔN.



Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều