Search

9.4.24

CẦN VÀ MUỐN

CẦN VÀ MUỐN

Tôi không biết gọi tên đề tài bài giảng trưa nay là gì, nhưng tôi rất muốn bắt đầu bài giảng bằng một câu hỏi rất đời. Tôi hỏi rồi các vị tự trả lời, chứ chúng ta không thể trả lời trực tiếp với nhau ở đây được.
Có bao giờ các vị tự hỏi. Nếu phải đứng trước một câu hỏi như sau mình sẽ phải trả lời như thế nào?
Nếu phải về sống với một người thương mình và sống với người mình thương thì mình chọn cái nào?
Câu hỏi rất đời nhưng rất Phật pháp. Khi trả lời ,chúng ta có cơ hội quay lại vấn đề giáo lý rất quan trọng .
Khác biệt giữa phàm phu và bậc thánh là phàm phu không phân biệt được cái thích và cái cần, còn bậc thánh phân biệt rất rõ.
Cho nên trong đời sống này và nhiều kiếp luân hồi chúng ta cứ nhầm lẫn giữa 2 điều đó.
Cùng lúc nhiều mối lái tới tìm mình thì mình không biết chọn cái nào.
Một bên thương mình mà mình không thương, còn một bên mình thương mà không thương mình, chọn cái nào?
Đôi khi chúng ta đặt vấn đề thích hay không mà không đặt vấn đề cần hay không.

CẦN VÀ MUỐN


 
...
(Sư Giác Nguyên giảng pháp thoại Thứ Hai 19.10.2020)
Kalama Tri Ân Cô Hồ Thị Vui Ghi Chép
Ghi chú: 173 

Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

6.4.24

THẦY TUỆ SỸ

THẦY TUỆ SỸ

Chớ khoa trương bảo vệ Chánh pháp, mà thực tế chỉ là ôm giữ chùa tháp làm chỗ ẩn núp cho Ma vương, là nơi tụ hội của cặn bã xã hội.
Chớ hô hào truyền pháp giảng kinh, thực chất là mượn lời Phật để xu nịnh vua quan, cầu xin một chút ân huệ dư thừa của thế tục, mua danh bán chức.
Nhẫn nhịn đời nhưng không để cho quyền lực đen tối của đời sai sử.
Tùy thuận thế gian, nhưng không tự đánh chìm trong dòng xoáy ô trược của thế gian.
Các con hãy tự rèn luyện cho mình một tín tâm bất hoại; một đức tính dũng mãnh vô úy; nỗ lực tự huân tập trí tuệ bằng văn, tư, tu để nhìn rõ sự tướng chân ngụy, để thấy và biết rõ mình đang ở đâu, đang đi về đâu; không nhắm mắt phóng càn theo cỗ xe lộng lẫy bên ngoài nhưng rệu rã bên trong, đang lao xuống dốc dài không định hướng.
Thầy sẽ là người bạn đồng hành với các con trên đoạn đường bóng xế của đời mình.
Thầy Tuệ Sỹ.

THẦY TUỆ SỸ