Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn Kasahara May. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kasahara May. Hiển thị tất cả bài đăng

7.6.21

Dân vịt

Dân vịt. Giờ em sẽ viết về dân vịt. Vâng, đây là lần đầu tiên em nhắc đến dân vịt, chuyện thế này.

Em có lần nói với anh là nhà máy nơi em đang làm việc đây có cơ ngơi rộng ơi là rộng, có rừng, có hồ, lại còn gì gì nữa ấy. Thong dong tản bộ thì chả còn gì bằng. Hồ khá to, có dân vịt sống ở đấy, đâu như mười hai chú. Em chả biết mấy chú này tổ chức gia đình ra sao. Có lẽ chúng thỏa thuận nội bộ với nhau thế nào đó, kiểu như chú này thì chơi được với chú nọ nhưng không được chơi với chú kia, nhưng em chưa bao giờ thấy chúng đánh nhau cả.


Đã sang tháng Mười Hai, băng đã bắt đầu đóng trên mặt hồ, nhưng cũng chưa dày lắm. Ngay cả khi trời lạnh hồ vẫn không đóng băng hết, vẫn còn một khoảnh nước đủ cho dân vịt bơi loanh quanh tí chút. Em nghe nói, khi trời đủ lạnh để băng đóng dày, có vài cô trong bọn em ra đây trượt băng. Chừng đó thì dân vịt (hì, gọi thế nghe cũng lạ, nhưng em quen mất rồi, tự buột mồm ra thôi) sẽ phải đi chỗ khác. Em thì chẳng thích trượt băng, nên em chỉ mong đừng có băng biếc gì hết, nhưng dẫu có mong thì cũng đâu thể được như ý mình. Vùng này mùa đông lạnh kinh người, thành thử một khi đã sống ở đây thì dân vịt ắt phải thích nghi với lãnh thổ chứ.

Dạo này, cuối tuần nào em cũng tới đây giết thì giờ bằng cách ngắm dân vịt. Mỗi lần như vậy, em có thể ngồi hàng hai ba tiếng đồng hồ mà không biết. Ra ngoài trời lạnh là em vũ trang từ đầu tới chân y như thợ săn gấu Bắc Cực ấy: tất lót, mũ, khăn choàng, giày cao cổ, áo khoác lông. Rồi em ngồi hàng tiếng đồng hồ trên một tảng đá, chỉ mình em, hoàn toàn thư giãn, ngắm dân vịt. Thỉnh thoảng em cho chúng ăn bánh mì cũ. Dĩ nhiên ở đây chẳng có ai khác dư thì giờ làm mấy chuyện điên rồ ấy cả.

Chẳng rõ anh Chim vặn dây cót có biết không, chứ vịt là một loài rất dễ thương. Em ngắm chúng chả bao giờ chán. Em không làm sao hiểu được, vì sao ai cũng thích đi đâu đó thật xa hay bỏ tiền xem những bộ phim ngớ ngẩn thay vì dành thì giờ vui với dân vịt. Chẳng hạn như thỉnh thoảng chúng lại vỗ cánh bay lên không trung rồi đáp xuống băng nhưng lại trượt chân, thế là ngã oạch oạch. Y như xem hài kịch trên ti-vi ấy! Xung quanh chẳng có ai khác, thế mà em vẫn cười sặc sụa. Dĩ nhiên đâu phải chúng làm trò để cho em cười. Chúng đang cố hết sức mình để sống cho ra sống đấy chứ, chỉ có điều thỉnh thoảng một cái thôi. Thế mới thật là hay, em nghĩ vậy.

Dân vịt có những cái chân có màng dẹt mầu cam đến là dễ thương, như là chúng mang giày đi mưa nhỏ xíu của trẻ con ý, chỉ có điều chân ấy không sinh ra để đi trên băng, em đoán vậy vì em thấy chúng cứ trượt tới trượt lui suốt, có khi còn ngã phịch mông xuống, chổng cẳng lên trời nữa. Giày ấy ắt là không có núm chống trượt. Thành thử mùa đông thật chẳng phải là mùa vui vẻ gì cho dân vịt.


Em tự hỏi, trong thâm tâm chúng nó nghĩ gì về băng hay những thứ tương tự. Em dám cá rằng chúng chẳng ghét bỏ gì mùa đông lắm đâu. Nhìn chúng nó em cảm thấy vậy. Xem ra chúng sống cũng khá vui vẻ đấy chứ, dẫu đang mùa đông, có chăng thì thỉnh thoảng chỉ tự càu nhàu: “Lại băng à? Đành vậy thôi…” Em thích dân vịt là còn thích điều ấy nữa.

Hồ nằm chính giữa rừng, từ đâu đến đây cũng xa. Chẳng ai khác (ngoài em ra, dĩ nhiên!) buồn cuốc bộ ngần ấy đường để đến đây vào mùa này, ngoại trừ những hôm thật ấm. Em đi theo lối mòn xuyên qua rừng, giày em nghiến lạo xạo trên lớp băng còn lại từ trận mưa tuyết gần đây. Em thấy xung quanh đâu cũng toàn chim. Mỗi khi em dựng cao cổ áo lên, khăn quàng quấn cổ kín tận cằm, mỗi hơi thở ra là thành bụm khói trắng trong không khí, với một khúc bánh mì tận trong túi, cứ thế men theo đường mòn xuyên qua rừng mà nghĩ về dân vịt, em lại thấy lòng thực sự ấm áp, hạnh phúc, và em chợt nghĩ ra rằng đã lâu lắm rồi mình không thấy hạnh phúc như vậy.

Thôi, chuyện dân vịt thế là đủ.

10.9.20

Dân vịt

Phanblogs Dân vịt. Giờ em sẽ viết về dân vịt. Vâng, đây là lần đầu tiên em nhắc đến dân vịt, chuyện thế này.


Em có lần nói với anh là nhà máy nơi em đang làm việc đây có cơ ngơi rộng ơi là rộng, có rừng, có hồ, lại còn gì gì nữa ấy. Thong dong tản bộ thì chả còn gì bằng. Hồ khá to, có dân vịt sống ở đấy, đâu như mười hai chú. Em chả biết mấy chú này tổ chức gia đình ra sao. Có lẽ chúng thỏa thuận nội bộ với nhau thế nào đó, kiểu như chú này thì chơi được với chú nọ nhưng không được chơi với chú kia, nhưng em chưa bao giờ thấy chúng đánh nhau cả.

Dân vịt

Đã sang tháng Mười Hai, băng đã bắt đầu đóng trên mặt hồ, nhưng cũng chưa dày lắm. Ngay cả khi trời lạnh hồ vẫn không đóng băng hết, vẫn còn một khoảnh nước đủ cho dân vịt bơi loanh quanh tí chút. Em nghe nói, khi trời đủ lạnh để băng đóng dày, có vài cô trong bọn em ra đây trượt băng. Chừng đó thì dân vịt (hì, gọi thế nghe cũng lạ, nhưng em quen mất rồi, tự buột mồm ra thôi) sẽ phải đi chỗ khác. Em thì chẳng thích trượt băng, nên em chỉ mong đừng có băng biếc gì hết, nhưng dẫu có mong thì cũng đâu thể được như ý mình. Vùng này mùa đông lạnh kinh người, thành thử một khi đã sống ở đây thì dân vịt ắt phải thích nghi với lãnh thổ chứ.

Dạo này, cuối tuần nào em cũng tới đây giết thì giờ bằng cách ngắm dân vịt. Mỗi lần như vậy, em có thể ngồi hàng hai ba tiếng đồng hồ mà không biết. Ra ngoài trời lạnh là em vũ trang từ đầu tới chân y như thợ săn gấu Bắc Cực ấy: tất lót, mũ, khăn choàng, giày cao cổ, áo khoác lông. Rồi em ngồi hàng tiếng đồng hồ trên một tảng đá, chỉ mình em, hoàn toàn thư giãn, ngắm dân vịt. Thỉnh thoảng em cho chúng ăn bánh mì cũ. Dĩ nhiên ở đây chẳng có ai khác dư thì giờ làm mấy chuyện điên rồ ấy cả.

Chẳng rõ anh Chim vặn dây cót có biết không, chứ vịt là một loài rất dễ thương. Em ngắm chúng chả bao giờ chán. Em không làm sao hiểu được, vì sao ai cũng thích đi đâu đó thật xa hay bỏ tiền xem những bộ phim ngớ ngẩn thay vì dành thì giờ vui với dân vịt. Chẳng hạn như thỉnh thoảng chúng lại vỗ cánh bay lên không trung rồi đáp xuống băng nhưng lại trượt chân, thế là ngã oạch oạch. Y như xem hài kịch trên ti-vi ấy! Xung quanh chẳng có ai khác, thế mà em vẫn cười sặc sụa. Dĩ nhiên đâu phải chúng làm trò để cho em cười. Chúng đang cố hết sức mình để sống cho ra sống đấy chứ, chỉ có điều thỉnh thoảng một cái thôi. Thế mới thật là hay, em nghĩ vậy.

Dân vịt có những cái chân có màng dẹt mầu cam đến là dễ thương, như là chúng mang giày đi mưa nhỏ xíu của trẻ con ý, chỉ có điều chân ấy không sinh ra để đi trên băng, em đoán vậy vì em thấy chúng cứ trượt tới trượt lui suốt, có khi còn ngã phịch mông xuống, chổng cẳng lên trời nữa. Giày ấy ắt là không có núm chống trượt. Thành thử mùa đông thật chẳng phải là mùa vui vẻ gì cho dân vịt. 

Em tự hỏi, trong thâm tâm chúng nó nghĩ gì về băng hay những thứ tương tự. Em dám cá rằng chúng chẳng ghét bỏ gì mùa đông lắm đâu. Nhìn chúng nó em cảm thấy vậy. Xem ra chúng sống cũng khá vui vẻ đấy chứ, dẫu đang mùa đông, có chăng thì thỉnh thoảng chỉ tự càu nhàu: “Lại băng à? Đành vậy thôi…” Em thích dân vịt là còn thích điều ấy nữa.

Hồ nằm chính giữa rừng, từ đâu đến đây cũng xa. Chẳng ai khác (ngoài em ra, dĩ nhiên!) buồn cuốc bộ ngần ấy đường để đến đây vào mùa này, ngoại trừ những hôm thật ấm. Em đi theo lối mòn xuyên qua rừng, giày em nghiến lạo xạo trên lớp băng còn lại từ trận mưa tuyết gần đây. Em thấy xung quanh đâu cũng toàn chim. Mỗi khi em dựng cao cổ áo lên, khăn quàng quấn cổ kín tận cằm, mỗi hơi thở ra là thành bụm khói trắng trong không khí, với một khúc bánh mì tận trong túi, cứ thế men theo đường mòn xuyên qua rừng mà nghĩ về dân vịt, em lại thấy lòng thực sự ấm áp, hạnh phúc, và em chợt nghĩ ra rằng đã lâu lắm rồi mình không thấy hạnh phúc như vậy.

Thôi, chuyện dân vịt thế là đủ.

5.11.16

Thang biến mất

Này Chim vặn dây cót! - Kasahara May hét gọi tôi. Đang lơ mơ ngủ, tôi cứ tưởng giọng cô bé là ở trong mơ. Nhưng đấy không phải giấc mơ. Nhìn lên, tôi thấy khuôn mặt Kasahara May, nhỏ xíu xa tít. - Em biết anh đang ở dưới đó. Nào Chim vặn dây cót! Trả lời em đi!

- Anh đây, - tôi đáp.
- Trời ạ, anh làm cái gì dưới đó thế?
- Suy nghĩ, - tôi đáp.
- Em không hiểu. Sao lại phải chui xuống tận đáy giếng mới suy nghĩ được? Không có cách nào đỡ nhiêu khê hơn à?
- Làm cách này thì mới thật sự tập trung được. Dưới này tối, mát, lại yên tĩnh.
- Anh hay làm thế này sao?
- Không, không hay làm đâu. Cả đời anh chưa làm thế này bao giờ hết.
- Thấy có hiệu nghiệm không? Có dễ suy nghĩ hơn không?
- Anh chưa biết. Anh vẫn đang thử nghiệm mà.
Cô hắng giọng. m thanh đó vang to xuống dưới đáy giếng.
- Thôi được rồi, Chim vặn dây cót, anh có nhận ra là cái thang biến đâu mất rồi không?
- Có chứ, - tôi đáp. - Mới đây thôi.
- Anh có biết chính em đã rút thang lên không?
- Không, cái đó thì anh không biết.
- Thế thì anh nghĩ ai rút?
- Anh không biết. - tôi đáp. - Anh không biết nói thế nào, nhưng anh chưa bao giờ nảy ra ý nghĩ rằng ai đó đã lấy thang đi cả. Anh chỉ nghĩ nó cứ thế mà biến mất thôi, nói thật đấy.
Kasahara May im lặng. Rồi, với vẻ thận trọng trong giọng nói, như thể cô ngờ rằng lời của tôi có chứa bẫy, cô nói:
- Cứ thế mà biến mất à. Hừm. Ý anh là sao, "cứ thế mà biến mất"? Rằng... tự nhiên mà nó... biến đi hay sao?
- Có thể.
- Này Chim vặn dây cót, nói ra chuyện này bây giờ thì nghe buồn cười, nhưng anh là tay kì quặc lắm cơ. Trên đời này chẳng có mấy ai kỳ quặc như anh đâu. Anh có biết không?
- Với anh thì anh không kỳ quặc đến thế, - tôi đáp.
- Thế thì cớ sao anh nghĩ cái thang tự nó biến đi được?
Tôi lấy cả hai tay xoa mặt, cố tập trung chú ý vào cuộc đối thoại này với Kasahara May.
- Chính em rút thang lên à?
- Dĩ nhiên là em rút. Đâu cần phải động não đến cỡ đó mới nghĩ ra được. Em rút đấy. Đêm em lẻn ra khỏi nhà, kéo thang lên.
- Nhưng tại sao?
- Sao lại không? Anh có biết đêm qua em sang nhà anh tới mấy lần không? Em muốn gọi anh đi làm với em như lần trước ấy. Dĩ nhiên là anh không có nhà. Rồi em thấy mẩu giấy anh để trên bàn bếp. Thế là em đợi, đợi mãi, không thấy anh về. Thế rồi em nghĩ chắc anh lại đến chỗ căn nhà bỏ hoang đây. Em thấy nửa cái nắp giếng bị giở ra, có thang dây thòng xuống. Thế nhưng em không nghĩ ra rằng anh lại đang ở dưới đó đâu. Em chỉ nghĩ chắc có một người thợ hay ai đó chui xuống giếng rồi để thang lại. Trên đời này có mấy ai khi muốn suy nghĩ thì chui xuống đáy giếng ngồi cơ chứ?
- Cái đó thì em nói đúng, - tôi nói.
- Đến đêm em lại chuồn ra khỏi nhà, qua nhà anh, nhưng anh vẫn chưa về. Khi đó em mới chợt nghĩ ra: có khi anh đang ngồi dưới đáy giếng ấy chứ. Anh ngồi dưới đó làm gì thì làm sao em biết được, nhưng anh vốn là một tay kỳ khôi lắm, em đã nói mà... Em liền tới chỗ cái giếng kéo thang lên. Em cuộc là làm anh hết hồn.
- Ừ, có.
- Dưới đó anh có gì ăn uống không?
- Có chút nước. Đồ ăn thì anh không mang theo. À, anh có ba viên kẹo chanh.
- Anh ở dưới đó bao lâu rồi?
- Từ gần trưa hôm qua.
- Chắc anh đói lắm.
- Ừ, cũng đói.
- Anh có muốn đái hay gì không?
Nghe Kasahara May nhắc, tôi mới nhớ ra rằng từ khi xuống đây tôi chưa đái lần nào.
- Không, - tôi nói. - Anh có ăn uống gì nhiều đâu.
- Này Chim vặn dây cót, anh có biết gì không? Anh có thể chết ở dưới đó nếu em muốn. Em là người duy nhất biết anh đang ở dưới đó, em cũng là người duy nhất giấu thang dây đi. Anh có hiểu không? Em chỉ cần đi khỏi đây thôi là anh rồi đời. Anh có thể la hét, nhưng không ai nghe thấy anh đâu. Không ai nghĩ là anh đang ở dưới giếng. Em dám cuộc là thậm chí không ai biết anh đi khỏi nhà nữa kia. Anh không làm cho công ty nào, vợ anh thì bỏ nhà đi rồi. Có thể rốt cuộc ai đó cũng sẽ nhận thấy anh mất tích và báo cho cảnh sát, nhưng tới khi đó thì anh ngỏm rồi, mà người ta cũng chẳng bao giờ tìm được xác anh.
- Em nói đúng lắm. Anh có thể chết dưới này tuỳ ý em.
- Đã biết vậy thì anh thấy thế nào?
- Sợ, - tôi đáp.
- Nghe giọng anh có sợ đâu.
Tôi vẫn đang xoa má. Đó là tay của tôi, má của tôi. Tôi không thấy được chúng trong bóng tối, nhưng chúng vẫn đang ở đây: thể xác tôi vẫn đang hiện hữu.
- Ấy là vì vẫn chưa thật sự ngấm được, - tôi nói.
- Với em thì có, - Kasahara May nói. - Em thấy hoá ra giết một ai đó lại dễ hơn người ta tưởng nhiều.
- Có lẽ còn tuỳ ở phương pháp.
- Dễ lắm mà! Em chỉ cần bỏ anh lại đây thôi. Em chả phải làm gì hết. Anh thử nghĩ đi, Chim vặn dây cót. Cứ thử hình dung anh sẽ khổ sở đến nhường nào ở dưới đó, chết dần chết mòn vì đói khát, trong bóng tối. Chết thế kinh lắm đấy.
- Em nói đúng lắm. - tôi bảo.
- Anh không thực sự tin em phải không hở Chim vặn dây cót? Anh vẫn nghĩ em không thể làm điều gì tàn ác đến thế.
- Anh không biết nữa, - tôi nói. - Không phải anh tin em làm được, cũng chẳng phải tin em không làm được. Chuyện gì cũng có thể xảy ra. Điều gì cũng có thể. Anh nghĩ là nghĩ vậy.
- Em không nói về chuyện có thể hay không thể, - cô nói bằng giọng lạnh như đá. - Này, em có ý này. Em mới nảy ra thôi. Anh đã cất công leo xuống dưới kia để có thể suy nghĩ. Sao giờ em không giúp thêm một tí để anh có thể tập trung suy nghĩ còn tốt hơn nữa?
- Em định làm cách nào? - tôi hỏi.
- Cách này này, - cô vừa nói vừa đậy nửa nắp giếng đang mở lại. Giờ thì bóng tối là toàn bích.

Haruki Murakami Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót








25.9.16

Cá kèo

Phanblogs Chiều muộn ngày hôm đó, Kasahara May tiễn tôi ra ga. Hai chúng tôi đáp xe buýt vào thị trấn, ăn bánh pizza ở một nhà hàng gần ga, sau đó đợi đoàn tàu bé tí vỏn vẹn ba toa chạy bằng dầu diesel rốt cuộc cũng bò tới. Hai ba người đứng quanh chiếc lò sưởi to đốt bằng củi đỏ rực giữa phòng đợi, nhưng hai chúng tôi thì đứng ngoài sân ga giữa trời lạnh. Một vần trăng mùa đông rõ ràng, sắc cạnh đông cứng trên bầu trời. Đó là vầng trăng non, với đường cong sắc nét như một thanh gươm Trung Hoa. Dưới vầng trăng ấy, Kasahara May nhón chân hôn lên cổ tôi. Tôi cảm thấy đôi môi mỏng, lạnh của cô chạm vào chỗ trước kia có vết bầm.


- Tạm biệt, Chim vặn dây cót, - cô thì thầm. - Cám ơn anh đã đi ngần ấy đường để đến thăm em.

Hai tay thọc sâu trong túi áo khoác, tôi nhìn vào mắt cô. Tôi chẳng biết nói gì.

Khi tàu đến, cô cởi mũ ra, lùi lại một bước rồi nói với tôi:

- Nếu có chuyện gì xảy ra với anh, chỉ cần gọi em cho to vào. Chim vặn dây cót nhé? Gọi em và gọi dân vịt.

- Tạm biệt, Kasahara May, - tôi nói.

Vòng cung trăng vẫn treo trên đầu tôi mãi sau khi tàu đã rời ga, xuất hiện rồi lại biến mất mỗi khi tàu vào một khúc quanh. Tôi dán mắt vào vầng trăng, và mỗi khi nó biến khỏi tầm nhìn, tôi ngắm ánh đèn những thị trấn nhỏ lướt qua cửa sổ. Tôi nghĩ đến Kasahara May, đội chiếc mũ len màu xanh dương, đang ngồi một mình trên xe buýt quay về nhà máy ở trên đồi. Đoạn tôi nghĩ về dân vịt đang thiu thiu ngủ ở đâu đó trong bóng cỏ. Cuối cùng tôi nghĩ về cái thế giới, nơi tôi đang quay về.

- Tạm biệt, Kasahara May, - tôi nói. Tạm biệt, Kasahara May: cầu chúc cho luôn luôn có một cái gì đó trông chừng bảo vệ em.
Tôi nhắm mắt lại cố ngủ. Nhưng mãi rất lâu sau tôi mới thực sự ngủ được. Ở một nơi xa cách bất kỳ ai hay bất cứ nơi đâu, tôi mơ màng thiếp đi một lát.






17.9.16

Kasahara May và Trăng

Phanblogs Kasahara May và Trăng Nói thật với anh, cách đây một giờ em thức dậy giữa lúc đang nằm mơ thấy anh, Chim vặn dây cót ạ, thế là nãy giờ em ngồi viết thư này cho anh. 


Bây giờ là (để em xem đồng hồ) đúng 2 giờ 18 phút sáng. Cũng như mọi khi, chưa tới 10 giờ em đã đi ngủ rồi, em nói với dân vịt "Chúc cả nhà ngủ ngon!" Sau đó thì ngủ tít, thế nhưng vừa mới đây thôi, đùng một cái, em choàng dậy. Thật sự em không chắc đó có phải là mơ không. Em chẳng nhớ mình đang mơ cái gì cả. Có khi không phải em đang mơ. Nhưng dù thế nào đi nữa, em đã nghe giọng anh sát bên tai em. Anh đang gọi em, gọi mãi, gọi to lắm. Chính vì vậy mà em bừng tỉnh.

Khi em mở mắt, trong phòng không tối lắm. Ánh trăng tuôn vào qua cửa sổ. Vầng trăng to lồ lộ trông như một cái khay bằng thép không gỉ treo trên ngọn đồi. Nó to đến nỗi dường như em có thể với tay ra sờ và viết lên đó được. Còn ánh trăng tuôn vào qua cửa sổ thì giống như một vũng nước lớn, trắng phau. Em ngồi trên giường, vắt óc nghĩ xem vừa mới xảy ra chuyện gì. Tại sao anh lại gọi em giọng rõ mồn một, nghe chói lọi như vậy? Tim em đập thình thịch, mãi không yên được. Giả như em đang ở nhà mình, em sẽ mặc đồ - dù giữa đêm khuya đi nữa - rồi chạy xuống ngõ mà đến nhà anh, Chim vặn dây cót ạ. Nhưng ở vùng núi non xa anh đến hàng vạn dặm như thế này thì em chẳng chạy đi đâu được, đúng không?

Thế thì anh có biết em đã làm gì không?

Em cởi hết ra. Chà. Đừng hỏi tại sao. Chính em cũng chả biết nữa. Thành thử anh cứ im lặng mà nghe cho hết nhé. Nói chung là em cởi hết quần áo rồi ra khỏi giường. Đoạn em quỳ xuống sàn nhà trong ánh trăng màu trắng kia. Máy sưởi đã tắt, trong phòng hẳn là lạnh, nhưng em không thấy lạnh. Trong ánh trăng đang tuôn từ cửa sổ vào kia có một cái gì đó đặc biệt, nó quấn quanh thân thể em thành một lớp bảo vệ mỏng, sát vào da. Ít ra là em cảm thấy vậy. Em đứng đó, trần truồng, trong một lát, thế rồi em lần lượt chìa từng bộ phận cơ thể mình ra cho nó tắm trong ánh trăng. Em chẳng biết tại sao, dường như đó là việc tự nhiên nhất trên đời vậy. Ánh trăng đẹp tuyệt vời, đẹp vô ngần đến nỗi em không thể không làm như thế. Đầu em, vai em, tay em, ngực em, bụng em, chân em, mông em và cả vùng quanh đó nữa, anh biết rồi đấy: lần lượt từng cái một, em nhúng vào ánh trăng, như đang tắm vậy.
Nếu có ai ở ngoài mà thấy em, hẳn họ sẽ nghĩ thật quái lạ. Hẳn họ sẽ coi em như một con bé bị chứng cuồng trăng, hễ trăng tròn là lại lên cơn khùng. Nhưng dĩ nhiên chẳng ai thấy em cả. Ừ thì cũng dễ anh chàng cưỡi mô tô có thể đang ở đâu đó mà nhìn em. Nhưng chuyện đó thì không sao. Anh ấy chết rồi. Nếu anh ấy muốn nhìn, và nếu như vậy mà anh ấy thích thì em sẽ vui vẻ để cho anh ấy thấy.
Nhưng không, chẳng ai nhìn em cả. Em làm việc đó hoàn toàn chỉ một mình dưới ánh trăng. Chốc chốc em lại nhắm mắt lại mà nghĩ về dân vịt, hẳn chúng đang ngủ đâu đó gần hồ. Em nghĩ đến cái cảm giác ấm áp, hạnh phúc mà dân vịt và em đã cùng làm ra lúc ban ngày. Bởi vì, rốt cuộc, dân vịt như là một thứ bùa hộ mệnh huyền bí thật quan trọng đối với em.
Sau đó em cứ trần truồng như vậy mà quỳ một hồi lâu, quỳ một mình, trong ánh trăng. Ánh trăng làm cho da em có một màu ký bí, lại hắt bóng đen sắc nét của thân mình em xuống sàn, dài tới tận tường. Nó không giống như bóng của thân thể em mà thuộc về một người đàn bà khác trưởng thành hơn em nhiều. Đó không phải một đứa con gái còn trinh như em, nó không có những góc cạnh như em mà tròn đầy hơn, ngực và núm vú to hơn nhiều. Nhưng nó chính là cái bóng mà em đang tạo ra - chỉ có điều trải dài hơn với hình dáng khác thôi. Khi em cử động, nó cũng cử động. Mãi một hồi em cứ thử cử động hết cách này đến cách khác, vừa làm vừa quan sát thật kỹ xem có mỗi liên hệ nào giữa em với cái bóng của em, cố hiểu tại sao trông nó lại khác đến vậy. Nhưng em chẳng hiểu gì cả. Càng nhìn càng thấy lạ lùng.
Giờ thì mới đến phần thực sự khó lý giải, Chim vặn dây cót ạ. Em không biết em có nói được không, nhưng cứ thử xem.
Nói thật ngắn gọn là đột nhiên em òa khóc. Nếu trong kịch bản hay gì gì đó thì chắc người ta viết thế này: "Kasahara May đột nhiên lấy tay che mặt, nức nở to, nước mắt chảy ràn rụa". Nhưng đừng sửng sốt quá nhé. Lâu nay em vẫn giấu anh, chứ thực ra em là đứa mít ướt nhất trần đời. Chuyện gì em cũng khóc. Đó là điểm yếu bí mật của em. Thành thử đối với em, chuyện tự dưng òa khóc chẳng vì lý do nào đâu có gì lạ. Tuy nhiên thường thì em chỉ khóc một tý, sau đó em tự nhủ: khóc thể đủ rồi, dừng thôi. Em dễ khóc nhưng cũng dễ nín. Thế nhưng đêm nay em không sao nín được. Cứ như ai đó khui nút bật ra, vậy là cứ thế tuôn. Em không biết vì đâu mình khóc, nên cũng chẳng biết làm sao dừng lại cả. Nước mắt cứ thế tuôn ra, như máu tuôn từ một vết thương rộng hoác. Em không thể tin mình lại có thể khóc ra nhiều nước mắt đến vậy. Em đâm lo cứ cái đà này có khi mình sẽ kiệt nước mà biến thành xác ướp mất.

Em thực sự nhìn thấy, nghe thấy nước mắt em rơi từng giọt xuống hồ trăng màu trắng rồi bị hút luôn vào như thể những giọt nước mắt vốn dĩ luôn luôn là một phần của ánh sáng ấy. Khi rơi xuống giữa không trung, những giọt nước mắt bắt ánh trăng, sáng lóng lánh tuyệt đẹp như những tinh thể pha lê. Rồi em nhận ra rằng cái bóng của em cũng đang khóc, cũng đang tuôn nước mắt, những giọt nước mắt bóng rõ ràng, sắc nét. Anh Chim vặn dây cót đã bao giờ thấy bóng của nước mắt chưa? Chẳng có gì giống những cái bóng thường đâu. Hoàn toàn khác. Chúng đến đây từ một thế giới khác, rất xa nơi đây, chúng đến đây chỉ là cho trái tim của chúng ta thôi. Mà cũng có thể không phải. Chính khi đó em lại sực nghĩ, biết đâu nước mắt mà cái bóng của em đang tuôn mới là thực, còn nước mắt em đang tuôn thì chỉ là bóng. Em chắc là anh không hiểu đâu, Chim vặn dây cót à. Khi một đứa con gái mười bảy tuổi trần truồng tuôn nước mắt trong ánh trăng thì chuyện gì cũng có thể xảy ra. Thật đấy.
Ấy là chuyện đã xảy ra trong căn phòng này cách đây khoảng một tiếng. Bây giờ thì em đang ngồi ở bàn, viết thư cho anh bằng bút chì, Chim vặn dây cót ạ (dĩ nhiên em đã mặc quần áo rồi!).
Tạm biệt Chim vặn dây cót. Em không biết nói thế nào... nhưng em cùng với dân vịt trong rừng sâu cầu mong cho anh được ấm lành, hạnh phúc. Nếu có chuyện gì, anh cứ gọi em nữa đi, gọi cho to vào, đừng ngại.
Chúc anh ngủ ngon.






12.3.15

Biên niên ký chim vặn dây cót Tác Giả Haruki Murakami

Biên niên ký chim vặn dây cót Tác Giả Haruki Murakami Tốt hơn hết cũng không nên nói gì nhiều về tác phẩm. Bản thân nó quá nhiều thứ để nói. Đối với tôi nó chỉ là một cái giếng. Truyện hay bạn nên đọc và suy ngẫm

Biên niên ký chim vặn dây cót Tác Giả Haruki Murakami
Biên niên ký chim vặn dây cót - Haruki Murakami





Chiếc giếng cạn ở Nội Mông cũng như chiếc giếng trong căn nhà hoang là hai biểu tượng có mối quan hệ với nhau: một bên là điểm đến của sự mặc khải, một bên là điểm bắt đầu của sự tìm kiếm mặc khải. Nó đồng thời là một biểu tượng của sự vô cảm, của hành động tuyệt giao với thế giới bên ngoài, đó là sự phủ nhận niềm tin của tư duy vào đời sống hiện thực ngoài kia: “Nó toát lên một cái gì đó có thể gọi là 'sự vô cảm tuyệt đối'. Có cảm giác như chỉ cần ta rời mắt khỏi khung cảnh này, lập tức những vật vô tri sẽ càng vô tri hơn nữa” [tr.80]. Xuống giếng với Toru Okada là hành trình tìm kiếm chân lý và đúng như Honda đã nói: “Hễ đi lên thì phải chọn ngọn tháp cao nhất mà trèo lên đỉnh. Hễ đã đi xuống thì hãy tìm cái giếng sâu nhất mà chui xuống đáy” [tr.64]. Con người ta chỉ có thể tìm được chân lý khi đã đến được với đỉnh cao tuyệt đối để quan sát hay đến tận cùng của khổ đau để chiêm nghiệm, chẳng dễ gì đạt đến đốn ngộ khi sống ở giữa lưng chừng.


Biên niên ký chim vặn dây cót (ねじまき鳥クロニクル Nejimaki-dori Kuronikuru?) là một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Murakami Haruki. Bản dịch tiếng Việt do Trần Tiễn Cao Đăng dịch dựa theo bản tiếng Anh The Wind-up Bird Chronicle của Jay Rubin và bản dịch tiếng Nga Хроники Заводной Птицы của Sergey Logachev và một số đối chiếu với nguyên tác tiếng Nhật. Bản tiếng Việt được ấn hành lần đầu năm 2007. 

Bản gốc tiếng Nhật được phát hành theo ba phần, tạo nên ba "quyển" trong bản tiếng Việt.
Dorobō kasasagi hen (泥棒かささぎ編?) (Chim ác là ăn cắp)
Yogen suru tori hen (予言する鳥編?) (Chim tiên tri)
Torisashi otoko hen (鳥刺し男編?) (Kẻ bắt chim)
Với tiểu thuyết này, Murakami nhận được Giải thưởng Văn học Yomiuri, do nhà phê bình khó tính nhất của ông trước đây,Kenzaburo Oe.

Tóm tắt nội dung

Tiểu thuyết nói về một người đàn ông thất nghiệp, bình thường, Okada Toru tìm kiếm con mèo mất tích. Một chuỗi các sự kiện diễn ra sau đó chứng minh rằng cuộc đời trần tục có vẻ đơn điệu lại hóa ra phức tạp hơn rất nhiều. Tiểu thuyết còn nhắc tới giai đoạnMãn Châu quốc trong Thế chiến II và vị trí của nó trong lịch sử Nhật Bản.
Các nhân vật chính[sửa | sửa mã nguồn]
Trong các nhân vật chính và phụ trong cuốn sách này, một số nhân vật quan trọng nhất gồm có:
Okada Toru: Người kể chuyện và là nhân vật chính, Toru là một mẫu đàn ông trẻ thụ động và thường lãnh đạm sống trong vùng ngoại ô nước Nhật. Anh là chồng của Kumiko và thường xuyên nghe theo những mệnh lệnh hoặc mong muốn của người khác. Hiện đang thất nghiệp, anh là hiện thân của sự thụ động.
Okada Kumiko: Kumiko là vợ của Toru, trụ cột về mặt tài chính trong gia đình và là người tự lập. Cô làm việc trong một công ty xuất bản.
Wataya Noboru: Noboru là anh trai của Kumiko. Anh được giới thiệu là một mẫu người cuốn hút; công chúng yêu anh ta, nhưng Toru thì không thể chịu đựng được. Noboru thoạt đầu xuất hiện như một học giả, rồi theo câu chuyện trở thành một chính trị gia, và không có đời sống cá nhân rõ ràng. Anh được mô tả là một người có bề ngoài giả tạo, và không thực. ("Wataya Noboru" còn là tên mà Toru và Kumiko đã đặt cho con mèo của họ.)
Kasahara May: May là một thiếu nữ ở tuổi đi học, nhưng cô không muốn theo học. Toru và May liên lạc thường xuyên với nhau trong suốt cuốn sách; khi May không hiện diện, cô viết thư cho anh (mặc dù sau khi đọc kỹ, người đọc có thể thấy các thư của cô không đến được địa chỉ của anh). Những mẩu đối thoại giữ hai người thường quái dị và đề cập đến cái chết và sự suy đồi của đời sống con người. Quái dị hơn là không khí vui tươi hoàn toàn không nghiêm túc khi miêu tả cuộc đối thoại giữa hai người.
Kano Malta: Kano Malta là một nhân vật trung gian đã đổi tên mình thành "Malta" sau khi thực hiện một dạng "tu hành" ở đảo Malta một thời gian. Cô được Kumiko nhờ vả giúp gia đình tìm con mèo bị lạc.
Kano Creta: Em gái của Malta và là người học việc, cô được mô tả là "con điếm tinh thần". Hơi khó hiểu, đối với Toru, Creta có khuôn mặt và thân hình y hệt như Kumiko.
Akasaka Nhục đậu khấu: Nhục đậu khấu gặp Toru lần đầu khi anh đang ngồi trên ghế đá để nhìn khuôn mặt của mọi người ngày này qua ngày khác ở Shinjuku. Lần thứ hai họ gặp nhau, bà ta bị thu hút bởi vết bầm trên má trái của anh. Bà và Toru có một sự tình cờ kỳ lạ: chim vặn dây cót trong sân vườn của Toru và vết bầm trên má xuất hiện trong những câu chuyện liên quan đến Thế chiến II của Nhục đậu khấu, cũng như cha của Nhục đậu khấu và Trung úy Mamiya (một người quen của Toru) được liên kết với nhau thông qua Thế chiến II. "Akasaka Nhục đậu khấu" là cái tên giả mà bà đã tự chọn sau khi nói với Toru rằng không thích hợp khi nói tên "thật" của mình. Tên thật của bà không bao giờ được đề cập trong tiểu thuyết.
Akasaka Quế: Quế là đứa con trai câm, nhưng cực kỳ của thông minh của Nhục đậu khấu. Anh giao tiếp thông qua hệ thống các dấu hiệu bằng tay vô cùng dễ hiểu và bằng cách nhép miệng. Cũng vậy "Quế" là một cái tên giả do Nhục đậu khấu đặt ra. Tên thật của Quế cũng không được đề cập tới.

Những chương bị thiếu


Có hai chương trong quyển thứ ba trong bản bìa mềm tiếng Nhật không có trong bản dịch tiếng Anh, và cả bản dịch tiếng Việt. Ngoài ra, một trong những chương nằm gần các chương bị mất được di chuyển lên trước một chương khác, khiến cho nó không còn có bối cảnh cũ như thứ tự gốc.[1]
Hai chương bị thiếu này nói rõ hơn về mối quan hệ giữs Okada Toru và Kano Creta, và một "phiên tòa" của chim vặn dây cót khi Toru đốt hộp đựng áo quần của Kumiko.
Bản dịch tiếng Việt do Trần Tiễn Cao Đăng thực hiện dựa theo bản tiếng Anh The Wind-up Bird Chronicle của Jay Rubin và bản dịch tiếng Nga Хроники Заводной Птицы của Sergey Logachev và một số đối chiếu với nguyên tác tiếng Nhật.
Cũng nên chú ý rằng ngoài những sự khác biệt giữa bản tiếng Nhật và tiếng Việt, còn có những sự khác biệt giữa bản bìa cứng và bìa mềm bằng tiếng Nhật.
Khá thú vị khi để ý trong bản gốc, tên của nhân vật chính đều được viết theo chữ katakana chứ không phải kanji. Đây là một sự lựa chọn táo bạo của tác giả, và nó chuyển tải một thông điệp không thể thể hiện được khi dịch sang ngôn ngữ khác. Có lẽ nó có cùng lý do với việc tại sao tác giả không bao giờ mô tả hình dạng thật của Toru.

XEM THÊM:

Mâu thuẫn tôn giáo Do Thái giáo VS Kito giáo VS Hồi giáo.
ıạl ɔợưƃu ĩɥƃu và làm khác đi.
Khung Cửa Hẹp tác giả Andre Gide.
Quê hương những đêm chờ sáng tác giả Tiến sĩ Alan ....
Hỏi đáp về ma quỷ (phi nhân) trong phật giáo.
Mật Mã Tây Tạng Tác Giả Hà Mã trọn bộ 10 tập.
Totto Chan Cô bé bên cửa sổ tác giả Tetsuko Kuroyanagi.
Nói với tuổi 20 tác giả Thích Nhất Hạnh.
Nửa kia của Hitler tác giả Eric Emmanuel Schumitt.
Quảy Gánh Băng Đồng Ra Thế Giới tác.
Phía sau nghi can X tác giả Higashino Keigo.
Những cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn tác giả ....
Tuyển tập Toại Khanh- Sư Giác Nguyên.
LÃNG MINH:Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh.
Tỳ Khưu Chơn Tín.
NHỮNG NGƯỜI HÀNH HƯƠNG KỲ LẠ - TÁC GIẢ ....
Phanblogs Nửa đời trước của tôi tự truyện của Ái Tân Giác La Phổ
Danh sách 50 cuốn sách cần đọc dịch giả Thái bá tân.
Thích nhất hạnh ebook.
1Q84 Haruki Murakami.
hachiko chú chó đợi tác giả luis prats.
THE SYMPATHIZER (CẢM TÌNH VIÊN) TÁC GIẢ ....
Pippi Tất Dài tác giả Astrid Lindgren.
Chuyện con mèo dạy hải âu bay tác giả Luis Sepúlveda.
NGƯỜI BÁN HÀNG VĨ ĐẠI NHẤT THẾ GIỚI TÁC GIẢ OG ....
Hương rừng Cà Mau tác giả Sơn Nam.
ĐOẠN NÀO BUỒN TA BỎ BỚT CHO VUI.
Một ngày của Ivan Denisovich Aleksandr Solzenisyn.
Chiếc áo lặn và con bướm tác giả Jean Dominique Bauby.
Hỏi đáp về ma quỷ (phi nhân) trong phật giáo.

Biên niên ký chim vặn dây cót - Haruki Murakami .DOC

https://docs.google.com/document/d/0B0hPR4sOzdAORzlsck9FcUxHbms/edit?usp=sharing&ouid=104167641700529659665&resourcekey=0-ekBNZA3hQT6cb5MFwkehGQ&rtpof=true&sd=true


Biên niên ký chim vặn dây cót - Haruki Murakami .PDF


https://docs.google.com/document/d/0B0hPR4sOzdAORzlsck9FcUxHbms/edit?usp=sharing&ouid=104167641700529659665&resourcekey=0-ekBNZA3hQT6cb5MFwkehGQ&rtpof=true&sd=true