Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổ quốc nhìn từ biển. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổ quốc nhìn từ biển. Hiển thị tất cả bài đăng

10.5.14

Có hai điều bạn không thể chọn lựa : đó là Tổ Quốc và Mẹ.

Có hai điều bạn không thể chọn lựa : đó là Tổ Quốc và Mẹ.  " Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước .Đó là truyền thống quý báu của ta .Từ xưa đến nay ,mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ , to lớn .nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,khó khăn ,nó nhấm chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước "

- có mỗi mấy câu này thôi mà thằng đại Háng học 4000 năm cũng không thuộc được là sao ?


Có hai điều bạn không thể chọn lựa : đó là Tổ Quốc và Mẹ.


****Xét về phương diện lực lượng vũ trang, cơ sở hạ tầng thì Việt Nam không thể nào sánh bằng Trung Quốc. Bởi trên thực tế, Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới còn Việt Nam chỉ xếp thứ 13. Xét về lượng vũ khí tối tân thì Việt Nam không nhiều bằng Trung Quốc… Thế nhưng, xét về mưu trí thì Việt Nam hơn hẳn!

Việt Nam: nhỏ mà không nhỏ!
Không phải đơn giản mà bạn bè quốc tế nhận định rằng: “Chỉ có Việt Nam mới hiểu rõ Trung Quốc nhất và chỉ có Việt Nam mới chiến thắng Trung Quốc oanh liệt nhất”. Bởi, nếu như không hiểu rõ Trung Quốc thì làm sao mà trong lịch sử Việt Nam lại đánh thắng tất cả những trận mà Trung Quốc từng mang quân đến xâm lược. Điều đáng nói là lực lượng chênh lệch với nhau một trời, một vực!
Còn nhớ vào Triều Lý, Việt Nam chỉ có 10 vạn quân nhưng đánh thắng 30 vạn quân Tống xâm lược. Đến Triều Trần thì dùng 15 vạn quân đánh thắng 60 vạn Nguyên Mông. Quang Trung đưa 10 vạn quân ra trận liền đẩy lùi 29 vạn quân Thanh về nước. Đặc biệt nhất là Triều Lê, chỉ với 10 vạn quân mà thắng được 80 vạn quân Minh! Nếu như không có tài trí và mưu kế thì làm sao chiến thắng hiển hách như vậy?! Điều đó chứng tỏ, không phải người nào mạnh, người đó sẽ chiến thắng. “Con người hơn nhau bởi cái đầu” trong trường hợp này, nghĩa là vậy!

****Dân tộc Việt Nam tuy ngoại hình nhỏ bé hơn Trung Quốc thế nhưng khi đối đầu với nhau trong các cuộc chiến và những giây phút quan trọng quyết định vận mệnh của dân tộc thì bản lĩnh người Việt bao giờ cũng vững vàng, vượt trội. Điều đó không những thể hiện qua kết quả của các cuộc chiến giữa Việt – Trung trong hàng ngàn năm lịch sử mà còn thể hiện ngay khi Trung Quốc là đồng minh, cố vấn cho Việt Nam trong trận đánh “Điện Biên Phủ” năm 1954.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung Quốc rất nhiệt tình cố vấn cho Việt Nam những chiến thuật để đẩy quân Pháp về nước. Nga và Trung Quốc đã hỗ trợ rất nhiều vũ khí, quân nhu được xem là khá tối tân vào thời gian đó cho Việt Nam đánh Pháp. Trung Quốc cho rằng, với vũ khí cung cấp thì Việt Nam chỉ cần áp dụng chiến thuật “đánh nhanh thắng nhanh”, “biển người” thì sẽ thắng. Tuy nhiên, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp lại không đồng tình, vì làm thế không khác gì “nướng quân” – sẽ đưa Việt Nam đến bước đường cùng và sẽ không còn chỗ rút lui!
Hành động bản lĩnh theo hướng đi riêng của mình, Đại tướng đã ra lệnh cho quân đội nhân dân Việt Nam kéo pháo ra, lên lại lịch tấn công. Với chiến thuật “đánh chắc tiến chắc”, linh hoạt trong chiến đấu cuối cùng rồi trận Điện Biên Phủ đã chiến thắng vẻ vang! Nếu như Đại tướng Võ Nguyên Giáp không mưu trí, bản lĩnh thì làm thế nào trở tay và đảo lại chiến thuật sai lầm mà Trung Quốc “cống hiến” để giành chiến thắng như thế.

****Việt Nam có lối đánh địch riêng mà ngay cả đế quốc Mỹ, Pháp cũng phải ngỡ ngàng và chấp nhận thua cuộc chứ không phải riêng gì Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ đánh địch bằng vũ lực để bảo vệ lãnh thổ – khi địch ép đến nước đường cùng. Chứ Việt Nam không bao giờ muốn chiến tranh xảy ra. Việt Nam luôn tìm cách né chiến tranh chứ không giống như Trung Quốc – háo chiến và tham vọng đến cùng cực. Trung Quốc không ngại đầu tư vũ khí độc hại để bành trướng lãnh thổ – bỏ mặt sinh mạng của người dân!

Trung Quốc: To mà vẫn… không lớn!
Trong lúc biển Đông, Hoa Đông nổi sóng, không ít lần Trung Quốc khiêu khích hết nước này đến nước khác hòng gom vùng biển của người khác thành ao nhà. Trung Quốc luôn dùng chiêu trò cũ rích là dùng sức mạnh để ăn hiếp những nước yếu. Bài học lịch sử còn đó mà Trung Quốc không nhớ, đáng lẽ Trung Quốc phải biết rằng: không phải mạnh là sẽ thắng; vũ lực không phải là vũ khí tối cao trong các cuộc chiến!

****Vì muốn chiếm Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc hết cho cắt cáp tàu Bình Minh 2 của Việt Nam, cho hàng loạt tàu hải giám vi phạm chủ quyền. Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc rất nhiều lần trang bị cả vũ khí cho ngư dân và đẩy họ đến vùng biển tranh chấp để khai thác tài nguyên. Mặc cho người dân nguy hiểm và quốc tế phản đối, Trung Quốc bỏ ngoài tai và chỉ quan tâm đến việc chiếm biển. Hành động như vậy, liệu Trung Quốc có sai lầm rồi không?

Chính những hành động “anh hùng” như thế này, mà trong ánh mắt bạn bè quốc tế thì Việt Nam là chính nghĩa còn Trung Quốc là phi nghĩa. Tự Trung Quốc đưa mình đến vực thẳm niềm tin, không đồng minh và dường như hoàn toàn cô lập với quốc tế. Hỏi thử, đi xâm chiếm, ngụy tạo lịch sử và đòi hỏi những điều phi lý thì ai ủng hộ Trung Quốc cho được!
Lúc này, có thể ví Trung Quốc không khác gì “con robot đang bị chạm mạch” nên hành động ngông cuồng, phá hoại mọi nơi. Thế nhưng, đến khi đã hết năng lượng và sức lực thì “cỗ máy robot” Trung Quốc tất sẽ rã rời. Đến lúc đó, vũ khí trở thành đống sắt vụn? Trung Quốc không biết rằng chiến đấu cơ của Nga, Mỹ mới là vũ khí bất khả chiến bại và sức mạnh đoàn kết mới là vũ khí lợi hại nhất!

10.6.11

Tổ quốc nhìn từ biển

PhanblogsTổ quốc nhìn từ biển

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi

Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích
Những đau thương trận mạc đã qua rồi
Bao dáng núi còn mang hình góa phụ
Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa
Đã mười lần giặc đến tự biển Đông
Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử
Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng

Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân

Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

Nguyễn Việt Chiến
Mẹ Âu Cơ