Search

14.12.18

Một nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật

Một nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật Phanblogs Trong Kinh Kalama: Có một lần, đức Phật đi ngang qua bộ lạc của người Kalama. Nghe danh tiếng của Phật, người dân của bộ lạc này tìm đến đãnh lễ và hỏi Phật,

Biểu tình, cháy lớn tại Khải Hoàn Môn- Pháp
- Có một số đạo sư khác đi ngang qua đây. Nhưng người nào cũng làm sáng tỏ, và ca tụng quan điểm của chính mình, nhưng lại bài xích, khinh miệt, chê bai, và xuyên tạc quan điểm người khác. Ðối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân, "Trong những vị đạo sư này, ai nói sự thật, ai nói dối?"Đức Thế Tôn trả lời:
- Trong những trường hợp như thế, đương nhiên là các Ông có những nghi ngờ và có những phân vân!

Này các ông, các ông đừng tin một điều gì vì phong văn.
Đừng tin một điều gì vì nó là tập quán lưu truyền.
Đừng tin một điều gì vì được nhiều người nhắc đi nhắc lại.
Đừng tin một điều gì vì đó là bút tích của thánh nhân.
Đừng tin một điều gì vì đó là thói quen đã có từ lâu.
Đừng tin một điều gì do ta tưởng tượng và lại nghĩ rằng do một thần linh nào đó khai thị cho ta.
Đừng tin một điều gì vì đó là do các thầy có uy tín dạy.


Nhưng này các Ông, khi nào tự mình chứng nghiệm và biết rõ như sau,

"Các việc này là bất thiện; các việc này là đáng chê; các việc này bị các người có tuệ giác chỉ trích; các việc này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau," thời này các ông, hãy từ bỏ chúng!
Và ngược lại, khi nào tự mình chứng nghiệm và biết rõ như sau, 
"Các pháp này là thiện; Các pháp này là không có tội; Các pháp này được người có trí tán thán; Các pháp này nếu được thực hiện, được chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc," thời này các ông, hãy cố gắng thực hành để tự đạt đến và an trú trong hạnh phúc!



13.12.18

Hiện tượng tán cây nhút nhát crown shyness

Phanblogs tán cây nhút nhát crown shyness Hiện tượng "tán cây nhút nhát" xảy ra ở các tán lá trên cùng ở một số loài cây nhất định tạo ra một cảnh tượng thú vị.

NHỮNG BÍ ẨN VỀ HIỆN TƯỢNG "TÁN CÂY NHÚT NHÁT"


Ở nhiều khu rừng, cây cối phát triển theo cách tránh để cành lá chạm vào những tán cây khác. Dù đã nghiên cứu nhiều thập niên, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được hiện tượng này.

Ở một số khu rừng nhất định, nếu ngước lên cao bạn sẽ thấy một mạng kẽ hở được tạo ra từ rìa ngoài của các tán cây. Chúng như một trò chơi ghép hình, những cành cây đã phát triển vừa đủ để gần tiếp xúc nhưng không chạm vào nhau. Hiện tượng này được gọi là "tán cây nhút nhát".

Hiện tượng này không phải lúc nào cũng xảy ra và các nhà khoa học cũng không biết tại sao nó lại xảy ra. Các bằng chứng cho thấy hiện tượng này xảy ra phổ biến ở các cây cùng tuổi, đặc biệt ở những cây cùng loài. Tuy nhiên hiện tượng này có thể xảy ra tại bất cứ khu rừng nào. Một trong những tài liệu liên quan (của các tác giả Francis E. Putz, Geoffrey G. Parker, và Ruth M) có nghiên cứu về hiện tượng "tán cây nhút nhát" ở loài đước đen tại Costa Rica.

Putz và các đồng sự nhận thấy rằng, khi gió thổi đủ to, các tán cây sẽ cọ xát với các tán cây lân cận. Sự cọ xát này đã tạo ra khoảng cách giữa các tán lá. Các mảnh vụn từ cành lá cây này xuất hiện ở các tán cây khác ủng hộ giả thuyết này.

Theo giả thuyết này, hiện tượng này sẽ xuất hiện phổ biến hơn ở các rừng cây nhiều gió. Tuy nhiên trong quyển Biotropica, nhà sinh vật học Alan Rebertus đã nêu ra rằng hầu như không có sự khác biệt nào cả. Nếu gió là nguyên nhân xảy ra hiện tượng "tán cây nhút nhát", nó không phải nguyên nhân duy nhất. Alan Rebertus đưa ra một giả thuyết thay thế: tán cây đã ngừng phát triển khi phát hiện có các tán lá khác ở gần nhờ vào các bước sóng ánh sáng.

Nhà sinh vật học M. Franco lại cho rằng đây là sự ảnh hưởng lẫn nhau của cây cối. Cây cối không thể di chuyển, vì vậy chúng phải cạnh tranh với nhau về các nguồn tài nguyên như ánh sáng. Theo giả thuyết trên, mỗi cây sẽ ép các cây khác vào một khu vực của riêng chúng, giúp tối đa hóa nguồn tài nguyên kiếm được và giảm thiểu cạnh tranh có hại. Dù vô tình hay cố tình, "tán cây nhút nhát" là biểu hiện của sự đình chiến giữa các đối thủ khi không có nhiều lựa chọn.

Tương tác sinh học vốn phức tạp, vì vậy có thể có nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến hiện tượng "tán cây nhút nhát". Qua nhiều thập kỷ nghiên cứu, vẫn chưa có cái nhìn đồng thuận nào về nguyên nhân gây ra hiện tượng này.


Giải thích giả thuyết bước sóng ánh sáng, ở cây cối có một loại thụ thể tên là phytochromes nhạy cảm với ánh sáng đỏ và ánh sáng cận hồng ngoại. Ánh sáng mặt trời bao gồm cả hai loại ánh sáng trên, tuy nhiên khi tới lá, ánh sáng đỏ bị hấp thụ còn ánh sáng cận hồng ngoại thì không. Vì vậy, cây sẽ nhận biết được rằng có tán cây nào đang che mất nó và ngừng phát triển về hướng đó.
Ngoài ra thì hiện tượng tương tự cũng xảy ra ở bộ rễ nữa

____________________
Link Reddit: https://reddit.com/9y0b69
____________________
T/N: Dịch bài báo The Mysteries of Crown Shyness của tác giả James MacDonald.
Link bài báo: https://daily.jstor.org/the-mysteries-of-crown-shyness/