Search

20.8.22

THẾ NÀO LÀ SỐNG? THẾ NÀO LÀ CHẾT ?

Trong buổi giảng chiều nay tôi đề nghị quí vị hãy định nghĩa lại một số từ ngữ mà hồi đó tới giờ mình hiểu nhầm : Sống và Chết.


Hồi mình chưa biết đạo mình tưởng sống tức là còn hít thở, còn ăn uống còn co duỗi nhúc nhích, động đậy, sinh hoạt, thì đó gọi là sống. Còn chết tức là hết thở, cứng ngắt không còn co duỗi hoạt động nữa, thì gọi là chết.
Nhưng mà theo trong tinh thần Phật pháp là khác. Theo trong kinh Pháp Cú Đức Phật ngài dạy người sống mà không có thiện pháp là đã chết rồi.
Trong kinh có giải thích tại sao người sống mà không có thiện pháp là đã chết như thế này: Chỉ có xác chết nó mới không biết đắn đo ưu tư, cân nhắc, còn cái người sống bất thiện tuy tay chân họ còn nhúc nhích nhưng họ giống xác chết một điểm là họ muốn nói gì họ nói không có cân nhắc, muốn làm gì thì làm họ không có cân nhắc, thì những cái người sống mà không có trí không có nhẫn, không có bi, không có niệm, không có tuệ như vậy đó được gọi là những xác chết chưa có chôn. 
Có nghĩa là mình nói năng hành động và suy tư không có khả năng tự chịu trách nhiệm thì cái người đó được gọi là chết rồi mà chưa có chôn. Và nói một cách khác trong kinh giải thích thêm là trong mỗi một giây phút trôi qua là chúng ta chết rất là nhiều lần.

THẾ NÀO LÀ SỐNG? THẾ NÀO LÀ CHẾT ?



Chết là sao ?


Có nghĩa là đời sống tinh thần và vật chất của mình nó luôn luôn ở trong tình trạng trở thành cái mới.
Chúng ta không phải là cái gì đó đứng yên, mà chúng ta luôn luôn hiện hữu tồn tại có mặt trong đời này theo cái cách của một dòng chảy trên sông. Có nghĩa rằng cách đây một phút chúng ta vui, bây giờ chúng ta có thể buồn, chúng ta có thể giận,cách đây một phút cơ thể chúng ta ở cái tình trạng khác, nhưng bây giờ ở tình trạng khác, vì sao vậy ? Vì nếu cơ thể chúng ta nó không có những thay đổi qua từng phút, thì làm gì trong lỗ tai mình có ráy tai, nếu mà cơ thể mình không thay đổi từng phút thì làm gì thỉnh thoảng mình đi vệ sinh một lần, nó phải thay đổi để nó làm việc chứ, nếu cơ thể chúng ta nó không làm việc nó không thay đổi, thì làm sao mà mồ hôi chúng ta lúc có lúc không. Cho nên tấm thân mỗi người là một nhà máy rất lớn, nó làm việc liên tục, và ở trong giáo lý A Tỳ Đàm nói rằng nó già đi từng phút. Đó là tấm thân sinh lý.
Còn đời sống tâm lý nó còn khôn lường tiến triển mau hơn như vậy nữa. Nghĩa là lúc thiện, lúc ác, lúc buồn, lúc vui, lúc vui, lúc thiện, liên tục và liên tục như vậy.
Ở ngoài đời, lúc đầu chúng ta tưởng giá trị hôn nhân nó nằm ở tờ hôn thú, chiếc nhẫn cưới, có trường hợp nhẫn cưới còn đó, chưa kịp hủy tờ giá thú còn đó chưa kịp xé, hai đứa chưa kịp dắt nhau ra luật sư để mà ly dị, nhưng mà trong lòng hai người đã không còn có nhau nữa, đã bắt đầu đồng sàng dị mộng.
Cho nên ở trong đạo Phật chữ sống và chết hiểu khác đi nhiều lắm và chữ vui buồn cũng vậy và chữ được mất cũng vậy.

Sư Toại Khanh.



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

17.8.22

FAKE VÀ REAL

Trước giờ tôi nói không biết là bao nhiêu lần mình cứ tưởng mình là Lan Hương Cúc Đào Trúc Yến, Tuấn Tài Kiệt Hùng là nam thanh, là nữ tú, là giai nhân, là tài tử, là cái gì đó trong cái cuộc đời này, chúng ta cứ tưởng mình là một cái line, biết Đạo rồi mình chỉ là cái spot, tức là những cái đốm thôi, và cuối cùng thì mình chỉ là những cái dots, là những cái dấu chấm thôi.


FAKE VÀ REAL


Cả cuộc đời mình những giây phút thiện ác buồn vui của mình nó chỉ là sự ráp nối của những cái chấm, về sinh lý đó là những cái cells, những cái tế bào, những đơn bào, những đơn tử, những phân tử, những nguyên tử, những điện tử, những quang tử, chỉ vậy thôi chứ không có gì hết. Và chúng ta chỉ là một nắm cát, mà làm sao thấy được cái này? 
Khi mà một cái ông phật tử ở bên Houston ổng xuất thân cũng nghèo hèn bên Việt Nam, rồi qua nước ngoài, niềm mơ ước lớn nhất trong đời của ổng là có chiếc xe cadillac cũ cũ cũng được, thèm trên tay ổng có một cái đồng hồ rolex, ổng bỏ ra 10 nghìn đô la để ổng mua lại cái đồng hồ rolex cũ để mà ổng xài, ổng sung sướng lắm, ổng sung sướng vì ổng được chạy cái chiếc cadillac, mà ổng lại đeo cái đồng hồ rolex. 
Nhưng mà một ngày kia lúc mà ổng đi ăn với bạn thì ông bạn mới mượn cái đồng hồ của ổng để coi, thì ông bạn của ổng cầm cái đồng hồ ổng lật qua lật lại thì ổng mới há hóc mồm chữ A mà mắt chữ O, ông bạn nói: Cho tôi nói thiệt đừng buồn nghe, đồ này đồ Hong Kong, chứ không phải là đồ Thụy Sĩ, nếu you cần thì you có thể đem ra mấy cái tay thợ đồng hồ người Mỹ thứ dữ dội nhất ở Houston này, tại vì bạn bè tôi không muốn you buồn, nhưng mà để cho you đeo đồ giả thì tôi không có cam tâm. Thì kể từ cái giây phút mà ổng biết rằng đó là một cái đồng hồ rolex giả, trước mắt là ổng bị sốc, ổng tiếc 10 nghìn đô, nhưng mà tiếp theo đó là ổng không còn muốn đeo nó nữa, và có một ngày kia, bạn ổng tình cờ nhắc lại cái đồng hồ đó, ổng trả lời như thế này: Tao để đâu tao cũng quên mất rồi. Các vị có tin không, một thuở là ổng xem nó là châu báu trân bảo, ổng chỉ đeo nó vào những cái ngày, những buổi đặc biệt, một là cao hứng hai là lễ lạc quan trọng để khoe mẻ với bạn bè người dưng kẻ lạ, nhưng mà khi ổng biết rồi thì ổng để nó qua một bên và ổng bạc bẽo, phũ phàng đến mức mà ổng để đâu ổng cũng quên mất luôn. 
Thì hành giả Tứ Niệm Xứ y chang như vậy, buổi đầu mình nhìn thân của mình, tâm của mình toàn là cadillac và rolex thôi, hoặc là patex philippe, nhưng mà có một ngày kia khi mà mình học Đạo rồi, hiểu Đạo, hành Đạo, đó là chưa kể chứng Đạo nha, chưa kể là chứng đó nha, mới có học Đạo, hành Đạo và hiểu Đạo, thấm Đạo, tiêu hóa Đạo thì coi như là mình đã ngắm ra là cái rolex của mình là đồ Chợ Lớn. 
...
Thật ra thì theo tự điển Phật Học rốt ráo, theo từ ngữ Phật Học, ngôn ngữ Phật Học thì trên đời này không có gì là số một, bởi vì trên đời này không có cái gì là một, ngay cả mình gọi là Đức Phật là được tạo nên bởi những thành tố không phải Phật. Có cái câu này: Buddha is made of non buddha materials. Tức là Đức Phật được tạo nên bởi những cái thành tố không phải là Phật. 
Mình gọi là một chiếc cadillac, một chiếc rolls-royce, chiếc lamborghini hay là ferrari, hay là koenigsegg, hay là một cái chiếc xe maybach v.v và v.v thì tất cả những cái đó là do mình cố ý, mình gọi sai, chứ tôi nói không biết bao nhiêu lần không hề có chiếc xe trong cái đống phụ tùng, và trong cái đống phụ tùng không hề có chiếc xe, vì sao? Là bởi vì chính cái đống phụ tùng ấy khi được lắp ráp một cách hợp lý, thì nó trở thành cái mà ta gọi là chiếc xe, và chiếc xe đó là cái khối tổng hợp của cái đống phụ tùng kia; cho nên trong xe không hề có đống phụ tùng, bởi vì nếu bây giờ mình tách ra từng món thì không còn xe nữa, trong xe không có cái đống phụ tùng, mà trong cái đống phụ tùng không hề có chiếc xe. 
Kinh Tăng Chi số 121- 72. Kinh Giải Thoát Quả.
Kalama tri ân bạn sumanaduong ghi chép.
nguồn: https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/Paltalk%202018/KTC.Kinh%20T%C4%83ng%20Chi%20s%E1%BB%91%20121



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian