Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn ĐIỂM TỰA PHÙ DU. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ĐIỂM TỰA PHÙ DU. Hiển thị tất cả bài đăng

30.3.22

ĐIỂM TỰA

Đức Phật dạy: “Hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một điều gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một điều gì khác”.


Đức Phật dạy: “Hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một điều gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một điều gì khác”.


1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Vesàli, tại làng Beluva.
2) Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Hãy đến, này các Tỷ-kheo, hãy an cư vào mùa mưa xung quanh Vesàli, chỗ nào có bạn bè, có người quen biết (sandittham), có người thân thiết (sambhattam). Ở đây, Ta sẽ an cư mùa mưa tại làng Veluva này.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, an cư mùa mưa xung quanh Vesàli, tại chỗ có bạn bè, có người quen biết, có người thân thiết. Còn Thế Tôn thời an cư mùa mưa tại làng Beluva.
3) Trong khi Thế Tôn an cư mùa mưa, một cơn bệnh trầm trọng khởi lên, những cảm thọ khốc liệt gần như chết tiếp diễn. Ở đây, Thế Tôn chánh niệm, tỉnh giác, không có than vãn.
4) Rồi Thế Tôn suy nghĩ: “Thật không tương xứng đối với Ta, nếu Ta không báo trước các vị ủng hộ Ta và không từ giã chúng Tỷ-kheo mà nhập Niết-bàn. Vậy Ta hãy tinh tấn nhiếp phục trọng bệnh này, lưu giữ mạng hành (jìvitasankhàra) và sống”. Rồi Thế Tôn với sức tinh tấn nhiếp phục trọng bệnh ấy, lưu giữ mạng hành và sống.
5) Rồi Thế Tôn thoát khỏi cơn bệnh; thoát khỏi cơn bệnh không bao lâu, Ngài đi ra khỏi nhà bệnh, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn, trong bóng im, sau lưng ngôi nhà.
6) Rồi Tôn giả Ànanda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Tôn giả Ànanda bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, con thấy Thế Tôn kham nhẫn! Bạch Thế Tôn, con thấy Thế Tôn chịu đựng! Bạch Thế Tôn, thân con cảm thấy yếu ớt như lau sậy, mắt con mờ mịt không thấy rõ phương hướng. Pháp không được tỏ rõ cho con vì Thế Tôn bị bệnh. Nhưng bạch Thế Tôn, con được chút an ủi rằng Thế Tôn sẽ không diệt độ, nếu Ngài không có lời di giáo lại cho chúng Tỷ-kheo.
7) – Này Ànanda, chúng Tỷ-kheo còn mong mỏi gì nữa ở nơi Ta. Này Ànanda, Ta giảng pháp không có phân biệt trong ngoài. Vì, này Ànanda, đối với các pháp, Như Lai không bao giờ là vị Đạo Sư còn nắm tay. Này Ànanda, những ai nghĩ rằng Ta sẽ là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo, hay: Chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Ta, thời này Ànanda, người ấy sẽ có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo. Này Ànanda, Như Lai không có nghĩ rằng: “Ta sẽ là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo”, hay “Chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Ta”, thời này Ànanda, làm sao Như Lai lại có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo?
8 ) Này Ànanda, Ta nay đã già, bậc trưởng thượng, bậc trưởng lão, đã đạt đến đoạn cuối của đời, đã đến tám mươi tuổi. Này Ànanda, như cỗ xe đã già mòn, sở dĩ còn chạy được là nhờ dây thừng chằng chịt. Cũng vậy, thân Như Lai được duy trì sự sống giống như chính nhờ dây thừng chằng chịt.
9) Này Ànanda, chỉ trong khi Như Lai không tác ý đến tất cả tướng, với sự diệt trừ một số cảm thọ, chứng và an trú vô tướng tâm định, chính khi ấy, thân Như Lai được thoải mái. Vậy này Ànanda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một điều gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác. Và này Ànanda, thế nào là Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?
10) Này Ànanda, ở đây, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời; quán thọ trên các thọ... quán tâm trên tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này Ànanda, như vậy là Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa cho chính mình, không nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một điều gì khác.
11) Này Ànanda, những ai hiện nay hoặc sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một gì khác; những vị ấy, này Ànanda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.

nguồn: Kinh Tương ưng V, chương 3, phẩm Ambapàli, phần Bệnh.


nguồn ảnh: https://www.bol.com 
Ghi chú: Con chim đậu trên cành cây không bao giờ sợ cành cây gẫy vì niềm tin của nó đặt ở đôi cánh chứ không phải ở cành cây. Vì thế dù bạn đang ở trong hoàn cảnh nào hãy đặt niềm tin, nương tựa chính mình.



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

3.3.22

ĐIỂM TỰA PHÙ DU

...Hãy giả định như có một dòng sông lớn đang chảy xiết, có một người lọt xuống sông. 


Trong tâm trạng hoảng loạn của một người tham sống sợ chết, gặp cái gì họ cũng nắm níu. Dù mình có sợ ma cách mấy, nhưng khi bơi trên biển đã kiệt sức rồi thì, dù phải bám vào xác chết mình cũng phải bám. Ở đây cũng vậy, một người sắp chết đuối trên sông thì gặp gì cũng phải vơ lấy để bám. Giả sử lúc đó bên bờ sông có những bụi cỏ thòng xuống, nếu trong tầm tay thì người ta sẽ chụp lấy. Chúng sinh trong đời này, nếu chịu khó bình tâm lắng lòng thì thấy mình giống y như người sắp chết đuối, từ lúc 1 ngày tuổi cho đến 100 tuổi luôn luôn giống nhau ở điểm là phải tìm cái gì đó để nắm níu. Đời sống chỉ có hạnh phúc và đau khổ, chúng ta lúc nào cũng giằng co và giành giật bao nhiêu thứ trong đời sống để trốn khổ tìm vui, y như người sắp chết đuối quơ quào kia.
Khi sợ chết đuối người ta quơ đỡ nắm cỏ mong manh. Suốt đời chúng ta cũng quơ đỡ, chúng ta quơ những viên thuốc vì sợ chết, trông cậy vào bài tập thể dục, trông cậy chuyện ăn kiêng, vào khí trời mình hít thở, chúng ta trông cậy vào tình cảm gia đình, tình bạn bè, láng giềng, trông cậy vào sự chính xác của bác sĩ, trông cậy vào hiệu quả của thuốc men, trông cậy vào áo quần để cho mình xinh đẹp hơn, để mình tự tin giữa đám đông. Chúng ta phải trông cậy vào phấn son, đồng hồ, dây chuyền, cà vạt, giày dép… Chúng ta phải trông cậy vào xã hội, chính phủ, vào sở làm, tiền bạc, tài chính… Nghĩa là chúng ta phải trông cậy rất nhiều thứ để trốn khổ tìm vui. 
Y như người chết đuối trông cậy vào nắm cỏ dại hai bên bờ sông, chúng ta trông cậy vào tất cả những gì chúng ta có thể trông cậy được. Chúng ta trông cậy cả cây kim sợi chỉ, nhờ nó mà mình không sợ mặc rách.

ĐIỂM TỰA PHÙ DU


Xe lửa bên Thụy Sĩ có ghi chú trên cửa (Do not lean on door) kêu mình đừng có tựa vào, vì cái cửa này mở ra mở vô. Tựa vào sẽ bị té khi cửa mở. 
Đời sống này cũng vậy, từng người trong chúng ta luôn tựa lưng vào cửa xe lửa. Tựa cửa xe lửa đã bậy rồi, trong đời sống chúng ta còn tựa vào nhiều thứ bậy hơn tựa cửa xe lửa nữa. Những người đốt vàng mã, tuy họ u mê, nhưng thật ra chưa biết ai u mê hơn ai, người ta chỉ bỏ ra một ít tiền, mua giấy vàng bạc về đốt rồi xong. Còn mình thì suốt một đời, bỏ ra rất nhiều thời gian công sức và tiền bạc để trông cậy vào những đầu tư mạo hiểm và rất là ngốc ngếch, giống như người ta đốt giấy vàng bạc. Tốn tiền để cầu cái chẳng được gì hết như người tựa vào cửa xe lửa. “Một đời cày xới nỗi sầu. Một đời vun xới niềm đau”. Cả đời này mình trốn cái khổ này bằng cách đầu tư cái khổ khác như người chết đuối trông cậy nắm cỏ bên bờ sông, trông cậy vào sự tạm thời và không tin cậy được, chỉ vun xới nỗi khổ niềm đau. Mình sống được chừng nào mình không biết nhưng mình nghĩ năm nay mình mới có 45, 55, 65, thậm chí  những người 85, họ cũng nghĩ rằng họ chưa đi. 
Họ tin cậy vào cái gì? Tám mươi lăm tuổi vẫn còn trông cậy vào một mảnh giấy nhỏ xíu của bác sĩ. Chỉ cần bác sĩ nói, cụ còn tốt quá, đường tốt quá, tim mạch tốt quá, không có sao… Chỉ cần mấy câu đó thôi, cộng với tờ giấy nhỏ xíu trong phòng xét nghiệm gởi ra lập tức một cụ già 85 tuổi vẫn còn yêu đời. Đời sống này là sự tin cậy, chúng ta đã trông cậy vào những thứ rất đỗi phù du.…

Sư Giác Nguyên (giảng)


Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian