Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn Mẹ Điên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mẹ Điên. Hiển thị tất cả bài đăng

29.7.13

Mùi Và Phả - Mẹ điên

Phanblogs
Tôi không biết bắt đầu entry này từ đâu. Quả thực trong lúc nhàn rỗi, tôi tình cờ lướt qua blog của ai đó, và bắt gặp hai con người, một số phận trong lăng kính của một sinh viên nước ngoài. Tôi dám chắc còn nhiều số phận như vậy, nhưng chúng ta không bao giờ nhận ra cho tới khi có ai đó đến và thức tỉnh chính chúng ta. Tò mò, tôi tìm kiếm trên google và có rất nhiều thông tin về câu chuyện này, câu chuyện của chàng sinh viên 23 tuổi cách chúng ta cả nửa vòng trái đất kể về cuộc đời hai mẹ con chị Mùi. Không nhiều lời lẽ nhưng những hình ảnh thực sự sống động khiến chúng ta phải chú ý, khiến chúng ta phải nhìn lại mình. Con mắt là để nhìn thật đấy, nhưng cậu sinh viên kia không chỉ nhìn bằng con mắt mà còn nhìn bằng cả tâm hồn và lòng trắc ẩn. Cảm ơn Justin Maxon vì một câu chuyện hay và nhiều ý nghĩa. Tôi xin phép được mượn những thông tin này để chia sẻ với mọi người.

I don’t know how to start this entry. I accidently dropped in someone’s blog and met 2 persons in one fate on the lens of a foreign student. I bet there are lots of such fates, but we never can realize them until someone comes and wakens us up. Curiously I searched on google and found out cores of information about the story told by a 23 year-old student who comes here from another half of the earth. Obviously we see the life by our eyes. But the student I mentioned above doesn’t only see by his eyes but by his soul and compassion. Thanks Justin Maxon for an interesting and meaningful story.



Justin Maxon (còn gọi là Max điên), Sinh viên khoa Nhiếp ảnh ĐH bang San Francisco, California, Hoa Kỳ.


Tôi gặp chị Lê Thị Mùi và đứa con trai chị lang thang trên cầu Long Biên vào một chiều nọ. Tôi theo dõi họ từ rất xa, chị Mùi khoác tay nải trên vai, chẳng mặc gì ngoài một chiếc quần cộc, phía trước, thằng con trai chị đang lon ton chạy chân trần.

Tôi đã đi theo hai mẹ con chị cả ngày hôm đó, từ lúc trên cầu đến khi hai người tới một bãi tắm ven sông Hồng, và đã chứng kiến tình mẫu tử tuyệt vời của họ.

Tối hôm đó, sau khi lang thang cả ngày cùng mẹ con chị Mùi, tôi cảm thấy trong mình có cái gì đó thật khác lạ. Niềm hạnh phúc giản đơn của họ cứ luẩn quẩn trong tâm trí tôi và thôi thúc tôi tiếp tục tìm hiểu và cảm nhận cuộc sống của mẹ con chị.

Thế rồi tôi đâm ra ngưỡng mộ cái tình mẫu tử ấy. Tôi lang thang theo họ suốt 2 tuần liên tục, cảm nhận mối liên kết giữa hai người, về ước mơ giản dị và tâm trạng ngập tràn niềm hy vọng của mẹ con chị.


I met Le Tee Muy and her son walking over the Long Bien Bridge in Hanoi, Vietnam, one afternoon. I saw them from afar, Muy walking with her one bag of possessions, wearing nothing but a small pair shorts, and her son running barefoot ahead.


I followed them that day as they walked across the bridge and down to their bathing spot on the Red River, witnessing their genuine care for each other.


I left that night after spending the day with them feeling some how different inside. Their happiness had stirred something in me and while laying in bed that evening, I wanted nothing then but feel more of what I had felt around them.


It was a major lesson in perspective for me. From that point on, I was infatuated with their relationship.


I followed them everyday for two weeks, witnessing their connection, their need for simplicity, and their overwhelming sense of hope. I hope I was able to do justice to their relationship and to what I felt everyday that I was around them. Thank your for looking.





Chị Lê Thị Mùi, 42 tuổi, ôm hai chân đứa con trai 5 tuổi, Trần Văn Phả, đang cười như nắc nẻ đi lên từ một bãi tắm ven sông Hồng, sau khi hai mẹ con đã chơi đùa thỏa thích.
Chị Mùi tâm sự, chị thích chơi với Phả bất cứ lúc nào có thể để giữ cho tâm hồn nó được thuần khiết; bởi vì hơn ai hết chị hiểu rằng cuộc sống không nhà cửa khó khăn như thế nào đối với thằng bé.

Cuộc sống lang thang vô gia cư đã theo chị và đứa con trai suốt 5 năm nay vì chồng chị đã từ bỏ gia đình để chọn con đường hủy hoại mình bằng heroin để rồi chết vì căn bệnh thế kỷ AIDS 3 năm trước. Chị Mùi phải cùng lúc đấu tranh với cả căn bệnh tâm thần và HIV. Dù phải đối mặt với bao nhiêu thử thách hàng ngày, sợ công an bắt, sợ không thể tồn tại, chị và đứa con trai vẫn tràn ngập niềm hy vọng vào một ngày mai tươi sáng.

After playing in the water of the Red River, in Hanoi, Vietnam, Le Tee Muy, 42, caries her son, Trun Van Pha, 5, out of the water by his feet, while Pha laughs with delight.
Muy recognizes how difficult her son's life is living without a home and said she likes to play with Pha as often as possible to keep his spirits high.


For the last five years, Muy has been living homeless with her son Pha, because the father of her child was a heroin addict who died of AIDS three years ago and didn't take care of his family. Muy deals both with a mental disorder and the reality of having HIV. Even though Muy faces many daily challenges, like the threat of being arrested by the police, and has very little means to survive, she and her son have an overwhelming sense of hope for the future.





Hàng ngày, chị Mùi và con trai đi dạo trên cầu Long Biên và luôn dừng lại ở điểm này sau khi kết thúc bài thể dục buổi sáng. Chị thường ngồi ngắm nhìn dòng sông Hồng trong khi thằng Phả đưa bàn tay đẩy đẩy lưng mẹ. Chị Mùi có tiền sử bệnh tâm thần nên thỉnh thoảng có những hành động khá nguy hiểm như ngồi trên thành cầu.

Every day, Le Tee Muy, 42, and her son, Trun Van Pha, walk across the Long Bien bridge, in Hanoi, Vietnam, always stopping at this spot to complete thier daily exercises. Muy takes a break from doing sit ups and looks out to the Red River, while Pha pushes her on the back. Muy has dealt with a mental disorder in the past and sometimes will do things that are dangerous like sit at the edge of the bridge.





Tối tối, hai mẹ con ngủ trên con phố gần Ga Long Biên. Khi đứa con đã yên giấc, chị vẫn còn thức rất khuya, thường là đến 12 giờ đêm để thu dọn đống giấy báo dùng làm mâm cho bữa tối.

Every night, Muy and her son Pha sleep in the street close to the Ga Long Bien train station, in Hanoi Vietnam. While her son sleeps, Muy always stays up late, often till 12:00 am, to clean up the newspaper she uses as a place setting for her and her son's dinner.





Chị Mùi lôi túi hoa quả xin được đêm trước, loại ra những trái hỏng, trong khi Phả dựa người vào lưng mẹ. Chị có rất ít của cải và luôn lôi ra khỏi cái chiếu cói để sắp xếp lại trước khi ra bờ sông. Nơi mẹ con chị Mùi sinh sống có hàng trăm người qua lại, vào ra ga. Chị không muốn lại bị bắt vì để đồ đạc lung tung ở khu vực này.

Le Tee Muy, 42, goes through a bag of fruit that was given to her the night before, sorting out the rotten pieces, while her son, Trun Van Pha, leans on her for support. Muy owns very little and always pulls her possessions out on her bamboo mat, in order to organize herself before she leaves for her walk to the Red River. Where Muy and her son are living hundreds of Vietnamese walk each day to and from the train station and she does not like it when her stuff is not organized because she was arrested







Chị Mùi cầm trên tay 4 ống kim tiêm vừa nhặt được. Thằng Phả đứng cạnh mẹ. Sau ngày Hà Nội mừng Tết Nguyên Đán, hàng ngày mẹ con chị Mùi đi giữa đống kim tiêm cứ tăng dần lên dưới gầm cầu Long Biên. Chị bỏ hàng giờ nhặt cả trăm ống kim tiêm ra khỏi lối đi và xếp lại thành đống. Chị thường có thói quen nhặt rác xung quanh nơi chị đi qua. Chị là người tín Phật và tin rằng chị đang giúp mọi người xung quanh bằng cách đó.

Le Tee Muy, 42, holds four heroin needles that she recently picked up, while her son, Trun Van Pha, 5, stands next to her. The day after the annual new years Tet celebration in Hanoi, Vietnam, there was an dramatic increase of around 70 heroin needles around where she walks every day under the Long Bien Bridge. Muy spent an hour barefoot picking upwards of hundred needles and placing them in one pile out of harms way. Every where Muy walks she habitually picks up the garbage around her. She is a practicing Buddhist and believes that by picking up garbage she is helping those around her.





Chị nắm tay con trai khi đi dạo trên đường cao tốc ở Hà Nội. Phả rất thích nắm tay mẹ, không lúc nào rời. Ngày ngày, hai mẹ con đi bộ gần 2 cây số quanh thành phố, thường thì ven bờ sông, nhưng đôi lúc Phả lại thích khám phá những con phố.

Le Tee Muy, 42, holds the hand of her son as they walk next to the highway in Hanoi, Vietnam. Pha likes to keep a hold of his mother and will frequently reach for his mothers hand. Every day Muy and her son Pha walk up to 10 miles barefoot around the city, most often around the Red River, but sometimes just because Pha likes to explore the streets.





Chị Mùi đem theo tất cả gia tài chị có trong một chiếc túi rảo bước phía trước cậu con trai trong khi thằng bé đang chạy theo để bắt kịp mẹ. Chị luôn để mắt tới Phả nhưng chị muốn để con trai được tự do chạy nhảy tới nơi nó muốn. Và thằng bé cứ hay phải chạy để đuổi kịp nhịp bước nhanh của mẹ như thế.

Le Tee Muy, 42, caring all the valuable possessions she owns in one bag, walks head of her son, Trun Van Pha, 5, while he runs to catch up with her. Even though Muy always keeps an eye on her son, she likes to give him the freedom to walk where he wants and often he will have to run to catch up to his faster walking mother.





Ngày nào cũng vậy, mẹ con chị Mùi lại kỳ cọ cho nhau dưới sông. Chị biết cuộc sống lang thang đường phố thật khó khăn với Phả, và chị muốn thằng bé được sạch sẽ để nó cảm thấy dễ chịu hơn.

Every day, Trun Van Pha, 5, and her mother, Le Tee Muy, 42, help each other bath in the Red River. Muy said she knows how hard Pha's life has been living in the streets and keeping him clean is something she can do make his life easier.





Chị đứng bên bờ sông gọi thằng Phả đang còn nghịch nước, trong khi nó còn chưa muốn về. Ngày nào cũng vậy, hai mẹ con đùa nghịch cả 8 giờ đồng hồ bên khúc sông đã bị ô nhiễm nặng do rác thải từ thành phố.

Le Tee Muy, 42, stands over her son on the bank of the Red River calling him in from the water, while Pha voices his displeasure with having to leave. Every day Muy and her son spend up to 8 hours beside the river, which is know for being polluted with the city's sewage.





Hai mẹ con ngồi trên bãi cỏ ven sông Hồng ngắm trời mây bao la. Chị nói con trai chị là nguồn vui của chị, và hai mẹ con rất yêu thương nhau. Và họ vẫn là chỗ dựa cho nhau ngay cả khi phải sống trong thiếu thốn giữa những con đường, góc phố.

Le Tee Muy, 42, and her son, Trun Van Pha, 5, sit in the grass next to the Red River enjoying a break in the clouds. Muy said her son makes her very happy and that she and her son love each other dearly. Even though they live with little on the streets, they have each other for support.


Thêm một vài bức ảnh nữa của Maxon về mẹ con chị Mùi





Đánh răng bên sông




Cắt tóc




Tè nào con trai




Liêu xiêu bóng nhỏ




Xin hoa quả ở chợ




Vui con nhé!






Chăm con




Người Mẹ




Viên gạch vỡ




Hạnh phúc thật giản đơn




Mẹ và con




Phút giây hạnh phúc




Hờn dỗi




Nhà





Gột rửa bụi đời




Đăm chiêu






Ghi nhận từ http://tuoitre.vn/:


Dưới đây là một đoạn trong câu chuyện của chị Mùi mà Justin thu âm được, phóng viên đã chép lại bằng văn bản, trung thực với cách phát âm của chị: “đến khi có cháu Phả thì tôi quyết tâm nà không có tiền chồng cho, nhà chồng không cưu mang giúp đỡ, tôi cũng quyết tâm đẻ cho chồng tôi một cháu trai nữa, và tất cả đã được như ý nguyện. Thế nhưng mà nói chung nà mẹ con để dành dụm được một triệu bạc thì đi thuê nhà ở Quảng Ninh nghỉ đẻ đấy, thuê nhà thì bà cụ cũng nấy rẻ, bốn chục nghìn một tháng thôi, thế nhưng mà đến khi vừa tiền đi đẻ ở bệnh viện này, vừa tiền ăn, tiền trọ các thứ, đến được hai tháng rưỡi nà hết sạch. Anh chồng chết rồi chứ, anh chồng bố thằng Phả đấy, nghiện...”.
Chị Mùi trông hệt như những người điên vẫn thường lang thang không áo quần. Chị cùng con trai lững thững trên cầu, cúi nhặt rác rưởi, vừa để dọn sạch lối đi, vừa tập thể dục. Đến bữa, họ đi xin ăn. Đêm tối, họ ngủ trên manh chiếu ở một góc cầu Long Biên. Hãy nghe câu chuyện của họ:
“Hàng ngày cuộc sống của hai mẹ con thì mẹ ăn thế nào cũng được, còn cháu thì có khi nà cũngphải đi xin cho cháu ăn. Cháu ăn sạch hơn mẹ một tí. Bây giờ hàng ngày đi xin thì cũng muốn dạy cho cháu một cái nễ phép, để cho cháu sau này được ngoan ngoãn hơn. Hàng ngày muốn cháu được ngoan ngoãn thì mẹ không được nói năng những câu thô tục quá để cháu tự hấp thụ vào. Mẹ cũng phải tự rèn mẹ để cho con nó học tập thôi chứ còn không bắt buộc cháu điều gì cả. Cháu rất yêu và quí mẹ”.
"Cháu bây giờ nhé, từ lúc mụ dạy đã cười rất sảng khoái ở giấc mơ đấy, giấc ngủ ý. Tôi để ý như thế. Và trong cái tình cảm mẹ con nà có một núc ôm con mà cảm thấy thương con đến lồng làn, có một núc như thế đấy. Phả nà nhất. Từ bé đến giờ chưa bao giờ xa. Có một nần cai sữa để gửi ở nhà dì thôi, mà suốt đêm cháu cứ ra sân ngồi. Đêm tối như thế cháu không sợ, cháu cứ một mực đòi dì nà đi tìm mẹ" (chị Mùi kể - ghi lại từ băng thu âm của Justin Maxon)



Mẹ con chị Mùi đã làm tôi thay đổi


Justin Maxon đến VN cách đây ba tháng bằng số tiền tiết kiệm được sau khi thực hiện một số dự án ảnh ở quê nhà về người vô gia cư và cuộc sống ở New Orleans một năm sau cơn bão Katrina. Anh còn là thành viên của photoworld.com.vn, một website nhiếp ảnh qui tụ nhiều phóng viên ảnh VN dưới cái tên MadMax (tức Max “điên”).
Anh đi lang thang khắp Hà Nội để tìm kiếm đề tài chụp ảnh, rồi bất chợt nhìn thấy mẹ con chị Mùi.
Max, 24 tuổi, kể: “Tôi trông thấy một người phụ nữ và đứa trẻ trên cầu Long Biên. Chị mặc độc chiếc quần soọc. Trong vòng hai tuần ở Hà Nội, tôi chưa bao giờ nhìn thấy điều gì giống thế. Đó là điều vô cùng lạ lẫm ở đất nước tôi. Tôi bắt đầu đi theo họ và khám phá mối liên hệ mẫu tử giữa họ. Từ đó, có một điều gì đó thẳm sâu trong tâm hồn cứ kéo tôi đi theo hai mẹ con.
Tôi từng cảm thấy lạc lõng khi phải sống ở một đất nước mới với những trải nghiệm mới. Hai mẹ con chị có vẻ lẻ loi giống tôi. Có một điều kỳ lạ ở họ đã làm tôi thay đổi, đó là việc tìm thấy hạnh phúc từ nội tại. Ở Mỹ, bạn được cho là hạnh phúc khi bạn sở hữu một tài sản. Nhưng ở đây, hai mẹ con chị hoàn toàn tay trắng. Chị ấy thậm chí còn thích cuộc sống không nhà cửa hơn là bị nhốt trong một trung tâm xã hội. Chị ấy theo đạo Phật. Chị ấy bị đặt bên lề xã hội. Chị ấy cho tôi thấy tất cả chúng ta đều là con người với tất cả ý nghĩa nhân bản của từ này”.


Max đã chụp ảnh mẹ con chị Mùi trong cuộc sống hằng ngày, những tấm ảnh chân thực, tự nhiên và tình cảm, đúng như những gì anh cảm thấy. Max đi theo hai mẹ con từ sáng tới đêm trong mười ngày đầu tiên. Trong những ngày đó, luôn có một đám đông đi theo anh, người tò mò, người chê cười, người dọa nạt anh không được ghi lại “hình ảnh xấu của VN”, người can ngăn anh vì cho đó là một việc vô tích sự.


Max cảm thấy khó khăn khi mình và mẹ con chị Mùi bị bao vây hằng ngày như vậy. Anh giả vờ lảng đi, rồi quay lại với mẹ con chị Mùi cứ ba ngày một lần để hoàn thành những tấm ảnh cuối cùng trong dự án. Cứ như vậy sau ba tuần, 24 bức ảnh đẹp nhất về cuộc sống hằng ngày của mẹ con chị Mùi ra đời.


Tạm biệt chị Mùi và bé Phả, Max “điên” vào Quảng Trị, Đà Nẵng để chụp ảnh về những nạn nhân bị nghi nhiễm chất độc da cam. Sau ba tuần cùng sống, cùng ăn, cùng ở với một gia đình ở Đông Hà, Quảng Trị, Max đã hoàn tất dự án ảnh thứ hai ở VN. Trước khi lên đường về Mỹ, Max nói: “Tôi sẽ tìm cách quay trở lại đây trong khoảng một năm tới, sau khi tốt nghiệp”.

nguồn http://tvhl.blogspot.com/2012/11/mui-va-pha-justin-maxon.html

15.6.08

Mẹ Điên ,Vương Hằng Tích

Mẹ điên ,Vương Hằng Tích (truyện ngắn Trung Quốc)


Lần đầu tiên tôi nhìn thấy mẹ, kể từ khi biết nhớ. Người đàn bà đo áo quần vẫn rách nát, tóc tai còn dính những vụn cỏ khô vàng khè, làm sao ai biết mẹ tôi ở đâu ra.

Mẹ không dám vào nhà, mẹ ngồi trên một hòn đá cạnh ruộng lúa trước làng, nhưng mặt hướng về phía nhà tôi, tay cầm một quả bóng bay bẩn thỉu.



Khi tôi cùng lũ bạn đứng trước mặt mẹ, mẹ cuống cuồng nhìn trong đám bọn tôi để tìm con trai mẹ. Cuối cùng mẹ dán chặt mắt vào tôi nhìn chòng chọc, nhếch mép bảo “ Thụ…. bóng .. . bóng ’.

Mẹ đứng lên, liên tục dơ lên quả bóng bay trong tay, cố dúi vào tôi với vẻ lấy lòng. Tôi thì lùi lại. Tôi thất vọng ghê gớm, không ngờ người mẹ mà hằng đêm tôi nhớ thương mong đợi là cái hình người này đây!


-----------------------
Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, không ngần ngại ngồi tè ra trước mặt mọi người.

Vì vậy , đàn bà trong làng khi đi qua chỗ cô gái thường nhổ nước bọt, có người chạy đến trước mặt dậm chân “ cút đi “, thế nhưng cô gái không bỏ đi, vẫn cứ cười ngây dại quanh quẩn trong làng.

Hồi đó cha tôi đã 35 tuổi, Cha làm việc ở bãi khai thác đá, bị máy chém cụt tay trái, nhà nghèo , mãi không cưới được vợ.

Bà nội thấy cô gái điên có sắc vóc, thì động lòng, quyết định mang cô ta về nhà cho cha tôi làm vợ, chờ bao giờ cô ta đẻ cho nhà tôi “ đứa nối dõi” sẽ đuổi đi liền. Cha tôi dù trong lòng bất nhẫn, nhưng nhìn cảnh nhà, cắn răng chấp nhận. Thế là kết quả, cha tôi không mất đồng xu nào, nghiễm nhiên trờ thành chú rể.

Khi mẹ sinh tôi, bà nội ẳm cháu, miệng bà hóp không còn cái răng nào vui sướng nói” cái con mẹ điên này mà cũng biết sinh cho bà cái thằng chống gậy rồi”, có điều tôi được sinh ra chỉ có bà nội ẵm , không bao giờ mẹ được đến

Mẹ chỉ muốn được ôm tôi, bao nhiêu lần mẹ đứng trước mặt bà nội dùng hết sức và gào lên “Đưa , đưa tôi “”bà nội cũng mặc kệ. Tôi non nớt đỏ hỏn, biết đâu mẹ lỡ tay vứt tôi đi đâu thì sao? dù sao mẹ cũng chỉ là con điên.



Mỗi lần mẹ khẩn cầu được bế tôi, bà nội trợn mắt lên chửi: “mày đừng có hồng mà bế nó,tao phát hiện mày mà bế nó, tao đánh cái là chết, không chết, tao cũng đuổi mày đi”.Bà nội cương quýêt chắc nịch, mẹ hiểu ra ,mặt mẹ sợ hải khủng khiếp, chỉ dám đứng ở xa ngó tôi. Cho dù vú mẹ sữa căng đầy cứng, nhưng tôi không được ngụm sữa nào, bà nội đút từng thìa cháo nuôi tôi lớn. Bà nói, trong sữa mẹ có “ bệnh thần kinh”, nhỡ lây sang tôi thì phiền lắm.

Hồi đó nhà tôi vẫn đang trong cảnh nghèo đói, nhất là sau khi có thêm mẹ và tôi, nên bà nội quyết định đuổi mẹ, vì mẹ không những chỉ ngồi nhà ăn hại, mà còn thỉnh thoảng gây nên tiếng thị phi.

Một bửa nọ, bà nội nấu một nồi cơm to, tự tay bà xúc đầy bát cơm đưa cho mẹ bảo:” con dâu , nhà ta bây giờ nghèo lắm rồi, mẹ có lỗi với cô, cô ăn hết bát cơm này đi, rồi đi tìm nhà giàu có hơn mà ở, sau này cấm không quay lại đây nữa nghe chưa?

Mẹ tôi vừa và một miếng cơm to vào mồm, nghe bà nội hạ lệnh” tiễn khách “ liền tỏ ra kinh ngạc, ngụm cơm đang ăn rơi lã tã ngoài miệng, nhìn sang tôi đang nằm trong lòng bà, kêu lên ai oán : ‘ Đừng , đừng …”



Bà nội đanh mặt lại, lấy tác phong uy nghiêm của bậc gia trưởng nghiêm giọng hét :”Con dâu điên, mày ngang bướng cái gì, bướng thì chẳng tốt lành gì cho mày đâu. Mày vốn lang thang khắp nơi, tao bao bọc chở che mày hai năm rồi, còn đòi cái gì nữa, ăn hết bát đấy rồi đi, nghe chưa hả? ”

Nói đọan , bà nội ra sau cửa lấy ra cái xẻng, đập thật mạnh xuống nền đất - nghe phập một tiếng. Mẹ sợ gan như chết giấc, khiếp sợ rồi lại chậm rãi nhìn xuống bát cơm trước mặt, nước mắt đã tứơi đầy bát cơm.

Dưới cái nhìn giám sát, mẹ chợt có một cử động kỳ quặc, mẹ chia cơm trong bát một phần lớn sang cái bát không khác, rồi nhìn bà nội một cách đáng thương hại.

Bà nội ngồi thẩn thờ, hóa ra mẹ muốn nói với bà rằng, mỗi bửa mẹ chỉ cần ăn ít hơn nửa bát, chỉ mong bà đừng đuổi mẹ đi. Bà nội trong lòng như bị ai vò cho mấy nắm, bà nội cũng là đàn bà, sự cứng rắn của bà cũng chỉ là vỏ bề ngoài mà thôi.



Bà nội quay đầu đi, nuốt những giọt nước mắt nóng hổi đang lăn trên má, rồi quay lại sắt mặt nói:” ăn mau mau rồi còn đi, ở nhà này rồi cô cũng chết đói thôi”. Mẹ tôi dường như tuyệt vọng, đến ngay cả nửa bát cơm nhỏ núôt cũng không nổi, mẹ đứng ở bậc cửa rất lâu rồi thất thiểu bước ra khỏi cửa.

Bà nội dằn lòng đuổi : ‘’ cô đi đi, đừng có quay đầu lại, dưới bầu trời này còn nhiều nhà giàu lắm”. Mẹ tôi quay lại, mẹ đưa một tay ra phía lòng bà, thì ra mẹ muốn được ôm tôi một tí.

Bà nội lưỡng lự một lúc, rồi đưa tôi trong bọc tả lót cho mẹ. Lần đầu tiên mẹ được ẳm tôi vào lòng, môi mẹ nhắp nhắp cười, nụ cười hạnh phúc rạng rỡ. Còn bà nội chằm chặp nhìn mẹ như quân thù, hai tay đã chuẩn bị đỡ sẵn dưới thân tôi, chỉ sợ mẹ lên cơm điên, quăng tôi đi như quăng rác. Mẹ tôi chỉ được ba phút, bà nội không đợi thêm được giành tôi trở lại, rồi vào nhà cài chặt then cửa.

Khi tôi bắt đầu lờ mờ hiểu một chút, tôi mới phát hiện ngoài tôi ra, bọn trẻ chơi cùng tôi đều có mẹ.Tôi tìm cha đòi mẹ, tìm bà nội đòi mẹ, họ đều nói mẹ tôi chết rồi. Nhưng bọn nhỏ trong làng bảo:” mẹ mày la một con điên, bị bà mày đuổi đi rồi”.



Tôi đòi bà phải trả lại mẹ cho tôi, tôi còn nguyền rũa bà là “bà lang sói”, thậm chí còn hất tung mọi thứ bà đút cho tôi ăn. Ngày đó, tôi làm gì biết” điên “ nghĩa la cái gì đâu, tôi chỉ bíêt cảm thấy nhớ mẹ vô cùng, mẹ như thế nào nhỉ , mẹ còn sống hay không ?

Không ngờ năm tôi 6 tuổi, mẹ tôi trở về sau 5 năm lang thang.

Hôm đó mấy đứa bạn chạy như bay tới báo: “Thụ, mau đi xem, mẹ đien mày về kìa: Tôi mừng quá co giò chạy vội ra ngòai, bà nội và cha tôi cũng chạy theo .

Lần đầu tiên tôi nhìn thấy mẹ, kể từ khi biết nhớ. Người đàn bà đo áo quần vẫn rách nát, tóc tai còn dính những vụn cỏ khô vàng khè, làm sao ai biết mẹ tôi ở đâu ra.

Mẹ không dám vào nhà, mẹ ngồi trên một hòn đá cạnh ruộng lúa trước làng, nhưng mặt hướng về phía nhà tôi, tay cầm một quả bóng bay bẩn thỉu.



Khi tôi cùng lũ bạn đứng trước mặt mẹ, mẹ cuống cuồng nhìn trong đám bọn tôi để tìm con trai mẹ. Cuối cùng mẹ dán chặt mắt vào tôi nhìn chòng chọc, nhếch mép bảo “ Thụ…. bóng .. . bóng ’.

Mẹ đứng lên, liên tục dơ lên quả bóng bay trong tay, cố dúi vào tôi với vẻ lấy lòng. Tôi thì lùi lại. Tôi thất vọng ghê gớm, không ngờ người mẹ mà hằng đêm tôi nhớ thương mong đợi là cái hình người này đây!

Một thằng nhỏ đứng cạnh tôi kêu to ‘ Thụ, bây giờ mày biết con điên là thế nào chưa ? là mẹ mày đấy

Tôi tức tối đáp lại “ Nó là mẹ mày, mẹ mày mới là con điên ’,Tôi quay đầu chạy trốn, người mẹ điên này tôi không thèm. Bà nội và cha tôi lại đưa mẹ về nhà.

Năm đó, bà nội đuổi mẹ đi rồi, lương tâm bà bị ray rứt dày vò, bà ngày càng già, trái tim bà không còn sắt thép nữa, nên bà chủ động đưa mẹ tôi về, còn tôi thì bực bội, bởi mẹ làm mất thể diện tôi.

Tôi không bao giờ tươi cười với mẹ, không chủ động nói chuyện với mẹ, chưa bao giờ gọi ‘Mẹ’

Nhà không thể nuôi không mẹ mãi, bà nội nghĩ cách huấn luyện cho mẹ làm việc vặt. Khi làm đồng bà dạy mẹ quan sát, một thời gian bà nội nghĩ rằng mẹ có thể tự đi cắt được cỏ lợn. Ai ngờ mẹ chỉ cắt nửa tiếng đã xong hai bồ cỏ lợn. Bà nội vừa nhìn thì tá hỏa sợ hải, cỏ mẹ cắt là lúa giống vừa làm đòng trổ bông trên ruộng của người ta, bà nội vừa lo vừa giận “ Con mẹ điên , luá và cỏ mà không phân biệt được”.



Bà nội chưa biết xoay xở ra sao thì chủ ruộng lúa bị cắt đã tìm tới mắng bà là cố ý dạy con dâu làm càn. Bà nội lửa giận bốc phừng phừng, trước mặt người ta bà lấy gậy đánh vào lưng eo con dâu, vừa chửi” Đánh chết con điên, mày cút ngay đi cho bà”. Mẹ tuy điên nhưng biết đau, biết tránh né đầu gậy, miệng lắp bắp sợ hai “ Đừng… đừng…’. Sau cùng, nhà người ta thấy chứơng mắt,chủ động “ thôi chúng tôi không đòi nữa, giử cô ấy chặt đừng để như thế nữa’

Sau cơn sóng gió, mẹ ỏai người khóc thúc thít. Tôi khinh khỉnh bảo “ cỏ với lúa mà cũng chả phân biệt được, mày đúng là lợn’.Vừa dứt lời, gáy tôi bị một tát mạnh của bà: bà trừng mắt bảo” Thằng ngu kia, mày nói cái gì đấy, mẹ mày đấy”, tôi vùng vằng “ cháu không có lọai mẹ điên này’.

A, thằng này láo, xem tao có đánh mày không, bà nội giơ tay lên, lúc này chỉ thấy mẹ như cái lò xo bật từ dứơi đất lên, che giữa tôi và bà nội, mẹ chỉ tay vào đầu mẹ, kêu thảng thốt : “ đánh tôi , đánh tôi”.

Tôi hiêu rồi, mẹ bảo bà nội đánh mẹ, cánh tay bà nội từ trên không buông thõng xúôn, bà lẩm bẩm : con mẹ điên biết thương con đấy.

Khi tôi vào lớp 1, cha tôi vẫn vất vã làm công việc canh hồ cá, mỗi tháng 50 tệ. Mẹ vẫn đi làm đồng dưới sự chỉ bảo của bà , chủ yếu chỉ cắt cỏ lợn.



Nhớ mùa đông đói rét, năm tôi học lớp 3, trời đột ngột đổ mưa, bà sai mẹ mang ô cho tôi.Có lẽ trên đường trơn ướt mẹ đã ngã ì ạch mấy lần, tòan thân như con khỉ lấm bùn, mẹ đứng ngòai cửa sổ lớp học nhìn tôi cười ngớ ngẩn, miệng gọi tôi “ Thụ … ô”

Có mấy đứa bạn cười khúc khích, tôi như ngồi trên bàn chông , vừa óan hận mẹ không biết điều làm tôi xấu hổ vừa hận thằng Hỷ cầm đầu trêu chọc.Tôi tức lên chộp lấy hộp bút đập mạnh cho nó một phát, nhưng thằng Hỷ tránh được và nó xông tới bốp cổ tôi, chúng tôi giằng co đánh nhau, nó to và mạnh nên tôi dễ dàng bị nó đè xúông đất. Lúc này, chỉ nghe một tiếng ‘vút ’ kéo dài từ bên ngòai lớp học, mẹ như một đại hiệp bay “ ào tới, một tay tóm cổ thằng Hỷ, đẩy ra tận ngoài cửa lớp.

Ai cũng bảo người điên rất khỏe, đúng như vậy, mẹ dùng hai tay nhấc bổng thằng bắt nạt tôi lên không trung, nó kinh sợ khóc gọi bố mẹ. Mẹ không thèm để ý, vứt nó vào ao nước cạnh cổng trường, mẹ thản nhiên đi ra.



Mẹ vì tôi gây ra đại họa, nhưng mẹ coi như không có gi xảy ra. Trước mặt tôi, mẹ lại có vẻ khiếp nhược, chỉ múôn lấy lòng tôi. Tôi hiểu ra đây là tình yêu của mẹ, dù đầu óc mẹ không tỉnh táo, thì tình yêu mẹ vẫn tỉnh táo vì con trai của mẹ bị người ta bắt nạt.

Lúc đó, tôi không kìm được, kêu lên “ Mẹ”, đấy là tiếng gọi đầu tiên kể từ khi tôi biết nói. Mẹ sừng sờ cả người, nhìn tôi rất lâu, mẹ như một đứa trẻ vui mừng, rồi cười ngớ ngẩn. Hôm đó lần đầu tiên hai mẹ con cùng che chung cái ô về nhà.

Tôi kể sự tình cho bà nội nghe, bà sợ rụng rời ngã lăn trên ghế, vội vã nhờ người gọi cha tôi về. Cha vừa bước vào nhà, một đám thanh niên vạm vỡ tay dao tay thước xông vào nhà tôi, không cần hỏi han trắng đen gì , họ đập nát như tương các thứ trong nhà tôi.

Bố thằng Hỷ hung hãn chỉ vào cha tôi nói : con trai tao sợ quá phát điên rồi, đang nằm nhà thương, nhà mày không mang 1.000 tệ trả tiền thuốc thang, tao đốt sạch nhà mày ra ’.

Một ngàn tệ? Cha tôi làm 1 tháng 50 tệ, nhìn họ đằng đằng sắt khí, mắt cha tôi đỏ lên, cha nhìn mẹ với ánh mắt cực kỳ khủng khiếp, một tay nhanh như cắt cha dỡ lấy thắt lưng da đánh tới tấp khắp người mẹ.



Trận đòn khủng khiếp, mẹ như con chuột , khiếp hải run rẫy, như con thú săn bị dồn vào đường chết, mẹ kêu lên thảm thiết .

Sau đó trưởng đồn cảnh sát phải đến can ngăn bàn tay bạo lực của cha, kết quả là : cả hai bên đều tổn thất , không ai phải bồi thường ai, nếu ai con gây sự sẽ bắt ngay người đó.

Đám người đi rồi cha tôi nhìn khắp nhà, mọi thứ tan tành, cha lại nhìn mẹ tôi vết roi đầy mình, bất ngờ cha ôm mẹ vào lòng khóc thảm thiết “ mẹ điên ơi, không phải tôi muốn đánh mẹ, mà nếu như không đánh thì việc này không dàn xếp nổi, làm sao có tiền mà đền người ta, bởi nghèo khổ mà thành họa đấy thôi”.

Cha lại nhìn tôi” Thụ , con phải cố mà học lên đại học, không thì nhà ta cứ bị kẻ khác bắt nạt suốt đời”. Tôi gật đầu.



Mùa hè năm 2000 tôi đỗ trung học với kết quả xúât sắc, bà nội cực nhọc cả đời nên mất trứơc đó, gia cảnh ngày càng khó khăn hơn. Gia đình tôi thuộc diện đặc biệt nghèo đói, nên tôi được chính phủ trợ cấp cho tôi 40 tệ tháng, nhờ đó tôi được tiếp tục học. Gánh nặng tiếp tục đặt lên vai mẹ tôi..

Tôi học nội trú, cha tôi vẫn làm việc với 50 tệ tháng. Mỗi lần bà thím nhà bên giúp nấu thức ăn xong , thì đưa mẹ mang đến trường cho tôi, mỗi ngày 20 ki lô mét đường núi ngoằn ngòeo làm khổ mẹ tôi phai nhớ đường đi, có ngày gió tuyết mẹ cũng đi. Và thật là kỳ tích, hễ bất cứ việc gì làm vì con trai, mẹ đều không điên tí nào, ngòai tình yêu mẫu tử ra , tôi không biết cách giải thích nào khác hiện tượng này.

Ngày 27 tháng 4 năm 2003, là ngày chủ nhật, mẹ lại đến, không chỉ mang thức ăn ,mẹ còn mang đến hơn chục quả đào dại. Tôi cầm một quả cắn một miếng, cười hỏi mẹ” Ngọt quá, ở đâu ra ? mẹ nói: “ tôi …hái…”, không ngờ mẹ tôi cũng bíêt hái cả đào dại, tôi chân thành khen mẹ: “ mẹ , mẹ càng ngày càng tài giỏi ” , mẹ cười hì hì.

Trứơc lúc về, tôi có thói quen dặn dò mẹ phải cẩn thận an tòan, mẹ ờ ờ trả lời. Tiễn mẹ xong tôi bận rộn lo ôn thi cúôi cùng thời phổ thông để thi vào đại học.



Ngày hôm sau , khi đang trong lớp học, bà thím vội vã chạy đến trường, nhờ thầy giáo gọi tôi ra ngòai. Thím hỏi , mẹ tôi có đến tiếp tế đồ ăn không ? tôi nói : hôm qua mẹ có đến và về rồi.Thím bảo “ không , mẹ mày đến giờ vẫn chưa về” Tim tôi thót lên một cái, mẹ tôi chắc không lạc đường, chặng đường này mẹ đã đi 3 năm rồi, không thể lạc được.

Thím hỏi “ mẹ mày có nói gì không ?” Tôi nói : không , mẹ chỉ cho cháu chục quả đào tươi” thím đập hai tay” Thôi chết rồi, hỏng rồi có lẽ vì mấy quả đào dại rồi”.

Thím kêu tôi xin nghỉ học, chúng tôi men theo đường núi về tìm. Đường về , quả thật có mấy cây đào dại, trên cây lơ thơ vài quả cọc, bởi nếu mọc ở vách đá mới còn giử được quả, cùng lúc đó chúng tôi nhìn thấy trên cây đào có nột vết gảy cành, dưới cây là vực sâu trăm thước.

Thím nhìn tôi rồi nói” chúng ta xúông khe vách đá tìm “, tôi nói “ Thím, thím đừng dọa cháu”, Thím không nói gì kéo tay tôi đi xúông vách núi.



Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương vãi chung quanh, tay mẹ nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã cứng lại thành màu đen nặng nề.

Tôi đau đớn tới mức ngũ tạng như vỡ ra, ôm chặt cứng lấy mẹ, gọi : mẹ ơi , mẹ ơi… mẹ sống chẳng được sung sướng ngày nào.

Tôi áp sát đầu vào khuôn mặt lạnh cứng của mẹ, khóc tới mức những hòn đá trên đỉnh núi như cũng rớt nước mắt theo.

Một năm sau ngày chôn cất mẹ, thư gọi nhập học của Trường Đại học Hồ Bắc bay thẳng vào nhà tôi.

Tôi gài lá thư đến muộn ấy vào ngôi mộ cô tịch của me ”Mẹ, con đã có ngày mở mặt mở mày rồi. Mẹ có nghe thấy không, mẹ có thể ngậm cười nơi chín súôi”


Mẹ điên . doc


Mẹ điên . pdf