Search

24.8.23

CHÁNH PHÁP CÒN PHẢI BỎ ĐI, HUỐNG NỮA LÀ PHI PHÁP

CHÁNH PHÁP CÒN PHẢI BỎ ĐI, HUỐNG NỮA LÀ PHI PHÁP

CHÁNH PHÁP CÒN PHẢI BỎ ĐI, HUỐNG NỮA LÀ PHI PHÁP



Mùa Đông năm ấy trong khi Bụt nhập thất gần giảng đường Trùng Các ở Vesali, có mấy vị khất sĩ rủ nhau tự sát ngay trong tu viện. 
Sau thời hạn nhập thất Bụt được báo tin này. Người hỏi nguyên do. Các thầy trả lời là các vị khất sĩ ấy vì quán sát tính vô thường và tàn hoại của thân thể cho nên đã sinh lòng chán ghét thân thể và không muốn sống nữa. Bụt cho triệu tập tất cả các vị khất sĩ trong tu viện lại. Người nói:
– Các vị khất sĩ, quán vô thường là để thấy được tự tính chân thực của vạn pháp và đừng bị vạn pháp thao túng và làm cho khổ đau. Quán tính tàn hoại của thân thể cũng có mục đích ấy. Người ta không đạt tới giải thoát và tự do bằng cách trốn chạy vạn pháp. Người ta chỉ đạt tới giải thoát và tự do bằng cách thấy được thực tính của vạn pháp. Có một vài người trong quý vị đã không hiểu được điều đó và đã tìm con đường dại dột của sự trốn chạy và đã phạm vào giới sát.
Này các vị! Người giải thoát là người không kẹt vào sự tham đắm mà cũng không kẹt vào chán ghét. Tham đắm và chán ghét đều là những sợi dây ràng buộc. Người tự do là người vượt thoát cả tham đắm lẫn chán ghét. Do sự vượt thoát đó, người ấy an trú trong tịnh lạc. Niềm hạnh phúc của người đó không thể nào đo lường được. Những cố chấp về vô thường và vô ngã cũng không có mặt nơi người ấy. Này các vị khất sĩ! Các vị hãy học và hành theo giáo lý tôi dạy một cách thông minh và trong tinh thần phá chấp.
Về lại Savatthi, Bụt lại có dịp dạy các vị khất sĩ thêm về vấn đề phá chấp. Tại Savatthi có một vị khất sĩ tên là Arittha cũng đã vì không hiểu được chân ý của lời Bụt dạy mà bị kẹt vào những cố chấp.
Trước đại chúng các vị khất sĩ tại tu viện Jetavana, Bụt dạy:
– Hiểu giáo pháp một cách sai lạc, người ta có thể đi vào cố chấp, từ cố chấp người ta đi sâu vào sai lầm, gây đau khổ cho mình và cho người.
Này các vị! Hãy nghe, hiểu và hành giáo pháp một cách thông minh. Như thế giáo pháp mới đưa đến một lợi ích thiết thực. Một người bắt rắn giỏi biết cách dùng một cái cây có nạng và chận vào phía cổ của con rắn và cuối cùng nắm bắt được rắn ở chỗ cổ của nó. Nếu không biết bắt rắn mà nắm lấy rắn ở lưng hay ở đuôi thì người có thể bị rắn quay lại cắn tay. Học hỏi giáo lý, cũng phải học hỏi thông minh như là bắt rắn vậy.
Này các vị! Giáo lý là phương tiện chỉ bày chân lý, đừng chấp phương tiện là chân lý. Ngón tay chỉ mặt trăng không phải là mặt trăng. Không có ngón tay ấy thì quý vị không biết hướng của mặt trăng, nhưng nếu quý vị nhận lầm ngón tay là mặt trăng, thì vĩnh viễn quý vị không thấy được mặt trăng.
Giáo lý là chiếc bè đưa người sang sông. Chiếc bè rất cần thiết, nhưng chiếc bè không phải là bờ bên kia. Một người thông minh khi sang tới bờ bên kia rồi không bao giờ dại dột đội chiếc bè lên đầu mà đi. Này quý vị! Giáo pháp tôi dạy là chiếc bè đưa quý vị vượt qua bờ sinh tử. Quý vị phải sử dụng chiếc bè để qua bờ sinh tử mà không nên nắm giữ chiếc bè. Quý vị cần hiểu rõ ví dụ này để đừng bị kẹt vào giáo pháp, để có khả năng buông bỏ được giáo pháp. Này quý vị! Giáo pháp còn cần được buông, huống hồ là giáo pháp hiểu sai. Giáo pháp hiểu sai không phải là giáo pháp.
Này quý vị, tất cả những giáo pháp mà quý vị đã học như Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Tứ niệm xứ, Thất giác chi, vô thường, vô ngã, khổ, không, vô tướng, vô tác… tất cả những giáo pháp quý vị phải học hỏi và thực tập một cách thông minh và khôn khéo. Hãy sử dụng những giáo pháp ấy để đi tới giải thoát, nhưng đừng bị kẹt vào những giáo pháp ấy.

Đường xưa mây trắng. Chương 57 -HT Thích Nhất Hạnh
Ghi chú: 128




Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

21.8.23

LUÂN HỒI

LUÂN HỒI

Mackenzie - Thủ lĩnh giáo phái tuyệt thực tại Kenya.


...
Trong kinh nói có những cái loài từ dưới đó lên nó khờ vô cùng. Khổ quá. Lên nó làm những con như con giun. Các vị có biết mình có 100 tỷ cái nơ-ron trong cái bộ não, còn con giun nó chỉ có 7 thôi. Một bên là 7 một bên là 100 tỷ, các vị có thấy chênh lệch không ? Vì vậy nó chỉ có biết nhúc nhích thôi. Và nó biết chỗ nào mát lạnh nó chun vô, nó thấy ấm thì nó quay trở lại. Nhiều khi từ cái chỗ nó đang bò mà vô chỗ đất rất gần, chỉ cách có một miếng gạch mà nó không biết. Nó chấp nhận bò một quãng đường dài để nó bò đi tìm chỗ mát. 

Nếu mà nó có con mắt, nó có linh giác, như các loài khác thì nó trèo qua cái cục gạch nó vô tới đất rất là gần. Nhưng nó không có. Chỉ cần có một tia nắng rọi vô cục gạch đó thì đối với nó là chỗ đó nguy hiểm lắm. Nó bò qua đó thì nó nghĩ là ghê khiếp lắm. Những lần tôi gặp tôi nhích nó vô trong bóng râm. Nó chỉ khác cọng cỏ có chút xíu thôi. Nó bị đọa lâu quá nó lên nó mất hết sạch. Rồi nó phải độn qua nhiều kiếp, kiếp con này, con kia, ... Cho đến lúc cuối cùng một cái nghiệp lành nào đó trong quá khứ mới lôi nó lên làm người. Mà lúc nó lên làm người, nếu mà nó may mắn nó gặp được minh sư thiện hữu dạy nó tu. Còn nếu mà gặp toàn cái dân dạy nó nhậu nhẹt, săn bắn, là nó lọt xuống trở lại nữa.
Cho nên một vị Phật ra đời, các Ngài nhìn các Ngài thấy coi trong cái đám kia lúc nhúc có ai có duyên thì Ngài có hai cách để Ngài độ: Một là Ngài độ cho chứng thánh, còn Hai là Ngài tạo điều kiện cho nó làm phước chút đỉnh vậy đó để mai mốt nó có chỗ nó đi. Thương lắm. Đức Phật lòng đại bi. 
Trong kinh nói Ngài thương mình hơn là mẹ thương con. Bởi vì mẹ thương con thì thương nhưng có lúc mẹ giận con, hiểu không? Còn Đức Phật không có giận. Vì Phật nghĩ không có gì để mà Phật giận hết. Phật nhìn thấy tụi nó lúc nhúc tội nghiệp. Mình chửi Ngài ngài cũng im. Ngài coi mình như đứa con điên vậy đó. Cho nó chửi, cho nó cào cấu xong thì cũng ngồi xuống chăm sóc cho nó. Tại vì Ngài nhìn Ngài thấy hết. 
Ngài đi bát Ngài thấy những người họ không có đức tin gì hết, nhưng vì họ thấy Ngài đẹp quá nên họ ra để bát. Ngài biết hết, nhưng mà Ngài vẫn phải nhận. Tại sao? Vì cái tánh nó ác lắm. Chẳng qua là bữa nay nó nhìn cái mặt Ngài nó thương. Chứ nó ác lắm. Ngài biết cái muỗng cơm mà nó để vô bát này, đủ phước để nó làm vua 3000 lần. Mà khi nó làm vua thì nó toàn là bạo chúa. Rồi làm sao bây giờ? Và Ngài cũng biết là những đứa nào phải sống dưới tay bạo chúa là những đứa nó có cái nghiệp gì đó chứ không phải khơi khơi mà nó sống dưới tay bạo chúa.
Các vị có đọc sử Trung Hoa cận đại, các vị có biết cái vụ "bước đại nhảy vọt" không? The Grand Leap. Năm 1962 Trung Quốc chủ trương sản xuất thép nhiều nhất thế giới. Tất cả gì bằng kim loại của dân là nhà nước lấy hết. Lúc đó đời sống nhân dân rất là khổ. Rồi cuộc Đại cách mạng Văn hóa, rồi Trăm hoa đua nở. Mỗi lần Mao Trạch Đông ra cái luật nào đó là dân Trung Quốc chết như rạ. Người như Mao Trạch Đông, theo trong kinh mô tả, thì cái loại người như vậy nhiều lắm. Cái tánh nó rất là ác nhưng mà do cái lần nào đó nó cúng dường cho thánh hiền một nải chuối, một cái gì đó mà giờ nó sanh ra ở một vị trí như vậy. Mình phải đồng ý là nó có phước lớn. Vì vậy mà Mao Trạch Đông mới không bị ám sát, các vị biết không? Có rất nhiều người muốn Mao Trạch Đông chết, rất nhiều và rất nhiều. Hitler cũng vậy. Có rất nhiều người muốn giết ổng nhưng mà ngộ lắm. 
Vì cái nghiệp của dân Do Thái chưa có hết nên Hitler phải sống. Rồi cuối cùng cái lúc mà nghiệp nó hết rồi đó thì Hitler mới tự sát. Quân đồng minh tràn vô thì Hitler tự sát. Hoặc là Pôn- Pốt, Campuchia, quyền lực nghiêng trời. Nó giết bao nhiêu triệu người Campuchia, mà cái nghiệp người Miên chưa có hết thì Pôn–Pốt phải sống thôi. Năm 1978 khi tướng Năm Ngà của Việt Nam, trong 24h đồng hồ ổng chiếm được Campuchia, vô tới nơi thấy xác người Campuchia đầy đồng. Năm 1991 tôi có tới cái chùa Maha ở Phnom-Pênh. Tôi có vô coi mấy cái phòng chứng tích. Nguyên cái phòng toàn là sọ người không. Rồi có một cái phòng toàn là lá y của mấy ông sư mà bị dính máu, nguyên một phòng toàn là y không. Nó giết chư tăng. Tức là nguyên một phòng mà toàn là y mà máu không vậy đó. Nguyên một phòng toàn đầu lâu không. Phải nói là rất khủng khiếp. 
Chư Phật thấy hết nhưng bấy giờ làm sao được? Khi mình không thấy cái đó mình mới yêu đời, mình nghĩ đời này màu hồng, màu tím, màu nâu. Chứ còn người đã biết hết nó nản lắm.
...
Nguồn bài viết: https://www.toaikhanh.com/read.php?doc=202007071343&lan=vn
Nguồn ảnh: Paul Nthenge Mackenzie. (Photo Simon Maina/AFP)
Tham khảo: 
Mackenzie - Thủ lĩnh giáo phái tuyệt thực tại Kenya. 
https://www.facebook.com/tintucvtv24/videos/1619596525202399/
ghi chú: 171

Có liên quan:


Tuyển tập Toại Khanh- Sư Giác Nguyên.
LÃNG MINH:Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh.
Đò ơi Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh.
CÀNH VÀ NHÁNH.
Sư Giác Nguyên.
THỦY THƯỢNG PHIÊU.
VỤN VỠ.
TÂM XẢ TATRAMAJJHATTATĀ.
kinh Bàhiya.
KINH ĐẠI DUYÊN.
LỤC ĐẠI CHÂN KINH TỲ KHEO GIÁC NGUYÊN.
Từ Bi Hỷ Xả là gì.
CHUYỆN CON RÙA MÙ VÀ BÀI TOÁN XÁC SUẤT.
GÁNH NẶNG CỦA TƯỞNG UẨN.
BỐN TIÊU CHÍ NÓI CỦA CHƯ PHẬT.
NHƯ LAI KHÔNG TRANH LUẬN VỚI ĐỜI, CHỈ CÓ ĐỜI ....
ĐIỂM TỰA PHÙ DU.
KINH NGƯỜI VỤNG THUYẾT.
ĐOẠN NÀO BUỒN TA BỎ BỚT CHO VUI.
Ganh tị và bỏn xẻn.
PHẬT NIẾT BÀN. .
VI DIỆU PHÁP NHẬP MÔN.



Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều