Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nỗi buồn chiến tranh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nỗi buồn chiến tranh. Hiển thị tất cả bài đăng

27.7.17

Chiến tranh và Mẹ

Chiến tranh và Mẹ Ngày qua giã từ đất mẹ mà đi 

Vì nghe tình quê tình nước đôi bề
Nước chia hai đường nước chưa về
Trót thương cho người lỡ câu thề
Lên đường từ ly, hỏi rằng lòng lưu luyến gì

Mẹ ơi chỉ còn đất mẹ mà thôi
để con, còn đi gìn giữ cho đời
đã mang trong lòng kiếp con người
Phải thương nhau hoài chớ quên lời
Mong một ngày mai chan hòa đất mẹ niềm vui

À ơi ... à ơi .....à ơi
Mẹ thương con ra cầu ái tử
Vợ trông chồng lên núi vọng phu
Chiều chiều trông về viễn khu
Lòng căm hờn oán quân thù
À ơi ... à ơi .....à ơi

Chiều nay lối về đất mẹ là đây
Đường xưa còn ấp ủ bóng trăng gầy
Có nghe đêm trường tiếng ai cười
Có nghe đêm trường tiếng ru hời
Suối lệ đoàn viên giữa lòng đất mẹ triền miên




22.6.13

Chiến tranh Việt Nam

Phanblogs Ngần này đạn bắn ra chỉ để hạ thủ một lính bắn tỉa Bắc Việt thì Mỹ thua là phải
Sau hơn 4 thập kỷ im lặng, giữ những tấm ảnh chiến tranh kinh hoàng cho riêng mình, cựu binh Mỹ có tên James Speed Hensinger đã chính thức cho công bố những hình ảnh mà ông ta đã chụp và lưu giữ được trong thời gian tham chiến trên chiến trường Việt Nam.

Xe bọc thép trang bị vũ khí chống máy bay M42 của quân đội Mỹ dùng hỏa lực nã điên cuồng vào đỉnh đồi, nơi có chiến sỹ bắn tỉa của quân đội Miền Bắc

Cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam - James Speed Hensinger đã tiết lộ những hình ảnh mà ông ta mô tả rằng chúng ghi lại khoảnh khắc lực lượng Mỹ đóng ở căn cứ có tên Phu Tai (Phú Tài) ở thành phố duyên hải Đà Nẵng dùng hỏa lực mạnh bắn vào các địa điểm nơi họ phát hiện ra một xạ thủ bắn tỉa của quân đội Miền Bắc Việt Nam đang hoạt động.

Theo lời cựu binh lính nhảy dù của Lữ đoàn không vận 173, đây là sự việc xảy ra và tháng 4/1970  (khi đó ông ta mới 22 tuổi).

James Speed Hensinger kể lại rằng lực lượng của ông ta phát hiện thấy hoạt động của 1 chiến sỹ bắn tỉa của quân đội Bắc Việt cách đó vài tối.

Pháo sáng được lính Mỹ bắn lên đỉnh đồi, cùng lúc đó, hỏa lực từ hai ụ súng máy M-60 bố trí trên hai tháp canh của căn cứ Phu Tai (vệt đạn đỏ bên trái) được lệnh nhả đạn không thương tiếc về phía chiến sỹ mà lính Mỹ gọi là Việt Cộng

Không đề cập đến việc chiến sỹ bắn tỉa của quân đội Bắc Việt có thiệt mạng hay không nhưng James Speed Hensinger nói rằng "anh ta đã chống trả quyết liệt bằng một khẩu AK-47 đầy đạn".

Sau khi bị bắn tỉa từ một ngọn đồi gần căn cứ Phú Tài - Đà Nẵng năm 1970, trong ảnh là tất cả hỏa lực của lính Mỹ bắn lên đồi nhằm tiêu diệt 1 chiến sĩ của ta. Những đường đỏ là đạn vạch đường cỡ .30 của súng máy hạng nặng M60 , đường sáng là đạn pháo 40 mm của pháo phòng không M42 Duster.
Tuy nhiên sáng hôm sau, dù đã đổ cả núi đạn lên đồi, lính Mỹ chỉ tìm thấy một vết máu cho thấy chiến sĩ của ta tuy bị thương nhưng đã rút lui thành công.


Ảnh: James Speed Hensinger - lữ đoàn dù 173










Tuy nhiên sáng hôm sau, dù đã đổ cả núi đạn lên đồi, lính Mỹ chỉ tìm thấy một vết máu cho thấy chiến sĩ của ta tuy bị thương nhưng đã rút lui thành công.




20.8.11

Nỗi buồn chiến tranh Tác Giả Bảo Ninh

Năm 1991, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (in lần đầu năm 1987 tên là Thân phận của tình yêu[1], được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và đã được đón chào nồng nhiệt. 

Đó là câu chuyện một người lính tên Kiên, đan xen giữa hiện tại hậu chiến với hai luồng hồi ức về chiến tranh và về mối tình đầu với cô bạn học Phương. Khác với những tác phẩm trước đó mang tính sử thi, miêu tả chiến tranh từ góc độ cộng đồng, hùng tâm tráng chí của người lính chiến đấu vì vận mệnh đất nước, Bảo Ninh đã miêu tả chiến tranh từ một góc độ khác, góc độ cá nhân, thân phận con người, đi sâu vào những nỗi niềm cá nhân. Nhà văn Nguyên Ngọc ca ngợi: "Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới". Tuy nhiên, trong hơn 10 năm sau đó tác phẩm đã bị cấm, không được in lại, có lẽ do quá nhạy cảm; mặc dù vậy, với làn sóng đổi mới ở Việt Nam, cuốn sách vẫn rất được ưa thích.



Nỗi buồn chiến tranh Tác Giả Bảo Ninh


Nỗi buồn chiến tranh



Cuốn sách được dịch sang tiếng Anh bởi Frank Palmos và Phan Thanh Hảo, xuất bản năm 1994 với tựa để "The Sorrow of War", được ca tụng rộng rãi, và một số nhà phê bình đánh giá là một trong những tiểu thuyết cảm động nhất về chiến tranh. Bản dịch này được photo bán rộng rãi cho du khách nước ngoài. Đây là một cuốn sách được đọc rộng rãi ở phương Tây, và là một trong số ít sách nói về chiến tranh từ quan điểm phía Việt Nam được xuất bản ở đây. Một điều đáng khâm phục là Bảo Ninh đã trình bày quan điểm này mà không hề lên án phía bên kia.


Năm 2005, tác phẩm này được tái bản với nhan đề ban đầu là Thân phận của tình yêu; năm 2006 tái bản với nhan đề đã trở thành nổi tiếng: Nỗi buồn chiến tranh.



Nỗi buồn chiến tranh Tác Giả Bảo Ninh





Nỗi buồn chiến tranh


Hai đứa mình, Kiên ơi... Có thể đến khi chết đi vẫn còn trong trắng... Vậy mà chúng mình yêu nhau biết là ngần nào..;

loại người không tài nào nhấc chân ra khỏi miệng hố chiến tranh, loại người bị những ức ký quá kinh khủng đè bẹp và làm cho suy đốn.

Bây giờ đây chỉ có nỗi buồn, mênh mang nỗi buồn - nỗi buồn được sống sót, nỗi buồn chiến tranh - tràn phủ tâm hồn anh.

Có thể rồi từ đây Phương sẽ tha thứ cho anh mọi chuyện, từ chuyện anh đã lôi nàng vào cuộc phiêu lưu liều lĩnh, chuyện anh đã trở thành tàn bạo hung dữ, trở thành kẻ sát nhân ngay trước mắt nàng, đến sự ruồng rẫy lạnh lùng này. Phương sẽ tha thứ hết, bởi bản tính nàng như vậy, Kiên biết. Nhưng anh, anh sẽ không đời nào tha thứ cho Phương----- Sai lầm ? Ích kỷ ? Khốn nạn ?

Một câu chuyện được kể lại bằng ngôn ngữ và nội tâm của các xác chết.

Một kẻ được đàn bà ưa thích và cưu mang song lại là một tay ái nam ái nữ về phần hồn;


Nỗi buồn chiến tranh .doc
Nỗi buồn chiến tranh .pdf