Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn văn học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn học. Hiển thị tất cả bài đăng

10.4.18

bài văn tả Bố

Phanblogs Bài văn tả bố của cô bé lớp 5:
"Ai cũng bảo người em yêu nhất là mẹ và người yêu mẹ nhất là em nhưng em cho rằng điều đó không đúng. Người em yêu nhất là bố và bố là người yêu em nhất. Bố em là Nguyễn Kế Hiếu, 42 tuổi.

Phanblogs Bài văn tả bố của cô bé lớp 5:
Phanblogs Bài văn tả bố của cô bé lớp 5:
Phanblogs Bài văn tả bố của cô bé lớp 5:

Bố em có dáng người thấp, đậm với cái bụng to, khác bố nhà người ta bụng thon 6 múi. Bố nhà người ta đầu bóng vì vuốt keo, bố em đây đầu bóng vì lâu ngày chưa gội. Bố nhà người ta trán cao, hiểu biết rộng dài, bố em đây trán dô, siêu "lầy".

Bố nhà người ta mắt ánh lên sự nghiêm nghị, bố em đây mỗi khi làm sai là mắt láo liên như quạ vào chuồng lợn. Bố nhà người ta môi bặm lại nghiêm túc, bố em miệng chỉ có cười suốt ngày.

Bố nhà người ta tài giỏi, độc lập, vợ con nể phục, bố em đây bị vợ mắng suốt ngày để rồi tối đến rủ em lên giường ngủ sớm, nhưng thực ra là để hai bố con trùm chăn nói xấu mẹ. Bố nhà người ta được cấp dưới ngưỡng mộ, bố em đây làm tài xế xe ôm cho các cô, các bác. Bố em còn thua xa bố nhà người ta.

Nhưng bố em sẵn sàng kí vào bản tự kiểm điểm của em mà không mách mẹ; sẵn sàng che giấu khuyết điểm của em; sẵn sàng nghe cuộc gọi phê bình của cô; sẵn sàng thức đến 3,4 giờ sáng đợi em làm xong bài và đi ngủ; sẵn sàng ngồi bên cùng em "cày" Toán khó mấy tiếng đồng hồ; sẵn sàng thức dậy sớm mỗi sáng để gọi em dậy, mặc dù bố còn thèm ngủ hơn em; sẵn sàng nhường em miếng trứng cá ngon lành mà bố rất thích; sẵn sàng cho em mượn ipad vào cuối tuần với lí do là: "cho nó giải trí thêm chút"; sẵn sàng đánh xe đến lớp đón em, cho dù phải bỏ một buổi họp quan trọng; sẵn sàng đấu hài với em, tán chuyện linh tinh cùng em để "giúp nó giảm stress",…

Bố em rất khéo năn nỉ mẹ đừng đánh em, hoặc nhận tội thay để em không bị mẹ mắng. Mấy câu ấy thường chỉ là mấy câu như: "Khiếp sáng sớm đài đã hát dân ca, cải lương hay vọng cổ rồi à?", "Trời đánh còn tránh miếng ăn nhé!", "Ê, hình như có Giọng hát Việt rồi kìa!",… đủ để nhắc khéo mẹ và em thoát nạn.

Nói thế thôi nhưng đối với em, một người bố như thế là tất cả rồi. Bố chả bao giờ khiến em buồn hay khóc. Bố luôn là anh hùng giải cứu em khỏi những trận lôi đình của mẹ, giúp em yêu Toán như xưa, giúp em đi học đúng giờ,…

Cảm ơn bố rất nhiều! Con chúc "Papa" luôn mạnh khỏe, sớm hết bệnh tiểu đường và sống lâu mãi với chúng con, "Papa" nhé!


6.7.16

Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa

Phanblogs Lưu Quang Vũ gốc Quảng Nam, sinh ra từ Phú Thọ, lớn lên trong cảnh "hạt thóc bẻ đôi, chiến trường chia nửa" nên ông chắc chắn cũng lớn lên trong phù sa của bùn.


Trong bài thơ này tôi tìm hoài mà có cái nét nào là bóng dáng của thị thành đâu? Thậm chí từng câu, từng khổ cũng không “với tay đụng trời” như "Bàn tay ta làm nên tất cả - Có sức người sỏi đá cũng thành cơm".

Người thị thành, hay có thể người sinh ra và lớn lên không gần gũi với nông thôn làm sao ngửi được mùi khu khú mà thật thương của bùn trong bài thơ này được? Với họ, chữ trong câu thơ phải là “đất cày” mới có tính mộc mạc, mới thoảng được mùi thơm trong sạch của đất, còn “bùn” là hình tượng gớm ghiếc của “đánh bùn sang ao” hay “Để lâu, phân trâu hóa bùn”.

Hãy đọc khổ thơ trong bài thơ này:

Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm

Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về

Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm

Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.

Chữ bùn bắt đầu như thế đó! Nó dung dị, hiền hòa mà thương quá! Nó có màu sẫm của nhọc nhằn, có vị mặn của mồ hôi nhưng thơm lừng với thời gian! Ai nói màu bùn trong khổ thơ ni là dơ bẩn? Ai nói mùi bùn trên lưng nghé là mùi hôi?

Người Việt vươn lên từ lúa nước, từ mùi bùn nhọc nhằn để thành nhân. Lưu Quang Vũ đã có gien bùn của quê hương đất Quảng truyền từ trong huyết quản của cha mình, nhà biên kịch Lưu Quang Thuận. Sinh ra, lớn lên với tuổi thơ đầy bùn, câu thơ chảy ra từ bùn thì mắc gì ông không gửi màu bùn và mùi bùn trong đó?

Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ.




Tôi cũng lớn lên từ bùn, tuổi thơ tôi cũng đầy bùn. Bùn của Quê hương, bùn của Cha và của Mẹ. Bùn đã nuôi tôi khôn lớn, cho tôi cảm nhận được mùi thơm khú nắng của ruộng đồng mà lớp người thị thành cho là “thúi”. Bùn đã theo tôi bằng những hoài niệm ngọt ngào và lòng biết ơn sâu đậm khi nghĩ về một vùng quê... Bởi thế, khi đọc lại, nhất là xem lại bút tích của nhà thơ tôi trân trọng lắm cái từ “bùn”.

Ai miệt thị: Bùn cũng đòi hóa phù sa?


Với tôi, màu phù sa, vị phù sa, hương phù sa chưa chắc gì bằng cái chất rất bùn trong từ "bùn" của Lưu Quang Vũ.

Kết lại hãy cùng nghe lời thơ như câu hát của mẹ ngày còn tuổi vào nôi:

Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ

Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn

Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá

Tiếng Việt ơi tiếng Việt xót xa tình...



20.8.11

Nỗi buồn chiến tranh Tác Giả Bảo Ninh

Năm 1991, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (in lần đầu năm 1987 tên là Thân phận của tình yêu[1], được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và đã được đón chào nồng nhiệt. 

Đó là câu chuyện một người lính tên Kiên, đan xen giữa hiện tại hậu chiến với hai luồng hồi ức về chiến tranh và về mối tình đầu với cô bạn học Phương. Khác với những tác phẩm trước đó mang tính sử thi, miêu tả chiến tranh từ góc độ cộng đồng, hùng tâm tráng chí của người lính chiến đấu vì vận mệnh đất nước, Bảo Ninh đã miêu tả chiến tranh từ một góc độ khác, góc độ cá nhân, thân phận con người, đi sâu vào những nỗi niềm cá nhân. Nhà văn Nguyên Ngọc ca ngợi: "Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới". Tuy nhiên, trong hơn 10 năm sau đó tác phẩm đã bị cấm, không được in lại, có lẽ do quá nhạy cảm; mặc dù vậy, với làn sóng đổi mới ở Việt Nam, cuốn sách vẫn rất được ưa thích.



Nỗi buồn chiến tranh Tác Giả Bảo Ninh


Nỗi buồn chiến tranh



Cuốn sách được dịch sang tiếng Anh bởi Frank Palmos và Phan Thanh Hảo, xuất bản năm 1994 với tựa để "The Sorrow of War", được ca tụng rộng rãi, và một số nhà phê bình đánh giá là một trong những tiểu thuyết cảm động nhất về chiến tranh. Bản dịch này được photo bán rộng rãi cho du khách nước ngoài. Đây là một cuốn sách được đọc rộng rãi ở phương Tây, và là một trong số ít sách nói về chiến tranh từ quan điểm phía Việt Nam được xuất bản ở đây. Một điều đáng khâm phục là Bảo Ninh đã trình bày quan điểm này mà không hề lên án phía bên kia.


Năm 2005, tác phẩm này được tái bản với nhan đề ban đầu là Thân phận của tình yêu; năm 2006 tái bản với nhan đề đã trở thành nổi tiếng: Nỗi buồn chiến tranh.



Nỗi buồn chiến tranh Tác Giả Bảo Ninh





Nỗi buồn chiến tranh


Hai đứa mình, Kiên ơi... Có thể đến khi chết đi vẫn còn trong trắng... Vậy mà chúng mình yêu nhau biết là ngần nào..;

loại người không tài nào nhấc chân ra khỏi miệng hố chiến tranh, loại người bị những ức ký quá kinh khủng đè bẹp và làm cho suy đốn.

Bây giờ đây chỉ có nỗi buồn, mênh mang nỗi buồn - nỗi buồn được sống sót, nỗi buồn chiến tranh - tràn phủ tâm hồn anh.

Có thể rồi từ đây Phương sẽ tha thứ cho anh mọi chuyện, từ chuyện anh đã lôi nàng vào cuộc phiêu lưu liều lĩnh, chuyện anh đã trở thành tàn bạo hung dữ, trở thành kẻ sát nhân ngay trước mắt nàng, đến sự ruồng rẫy lạnh lùng này. Phương sẽ tha thứ hết, bởi bản tính nàng như vậy, Kiên biết. Nhưng anh, anh sẽ không đời nào tha thứ cho Phương----- Sai lầm ? Ích kỷ ? Khốn nạn ?

Một câu chuyện được kể lại bằng ngôn ngữ và nội tâm của các xác chết.

Một kẻ được đàn bà ưa thích và cưu mang song lại là một tay ái nam ái nữ về phần hồn;


Nỗi buồn chiến tranh .doc
Nỗi buồn chiến tranh .pdf